Cơ sở hình thành Thiên Can Địa Chi
Cơ sở hình thành Thiên Can Địa Chi dựa trên yếu tố nào, cùng tìm hiểu về thiên can và địa chi trong nghiên cứu tử vi lá số của 12 con giáp từ đó có thể dựng lên được từng bức tranh tổng quát cho từng người cụ thể khác nhau.
Cơ sở hình thành Thiên Can Địa Chi
Can Chi (tiếng Trung: 干支 (Can Chi)/ Gānzhī), đôi khi gọi dài dòng là Thiên Can Địa Chi (tiếng Trung: 天干地支 (Thiên Can Địa Chi)/ Tiāngān dìzhī) hay Thập Can Thập Nhị Chi (tiếng Trung: 十干十二支 (Thập Can Thập Nhị Chi)/ Shí gàn shí'èrzhī), là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông như: Trung Quốc, Việt Nam, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và một số quốc gia khác.
Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ sáu mươi (60) trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học. Người ta cho rằng nó có xuất xứ từ thời nhà Thương ở Trung Quốc. Wikipedia
Do số lượng con giáp cũng là 12 nên trong đời sống, Thập Nhị Chi cũng hay được gọi theo 12 con giáp, với các loài vật như
Tý (Chuột) Sửu (Trâu) Dần (Hổ) Mão (Mèo/Thỏ) Thìn (Rồng) Tỵ (Rắn) Ngọ (Ngựa) Mùi (Dê) Thân (Khỉ) Dậu (Gà) Tuất (Chó) Hợi (Lợn)
Thiên Can và Địa Chi là một trong những kiến thức tử vi được truyền lại từ bao đời nay, là cơ sở của nhiều luận giải số mệnh quan trọng. Vậy hai khái niệm đó được hình thành từ cơ sở nào, sách Sử kí Luật Thư có ghi chép lại.
Can được gọi là Thiên Can (tiếng Hán: 天干; pinyin: tiāngān) hay Thập Can (tiếng Hán: 十干; pinyin: shígān) do có đúng mười (10) can khác nhau. Can cũng còn được phối hợp với Âm dương và Ngũ hành.
Danh sách 10 can
Năm kết thúc bằng số nào thì có Can số đó.
Số |
Can |
Việt |
Âm - Dương |
Hành |
0 |
庚 |
canh |
Dương |
Kim |
1 |
辛 |
tân |
Âm |
Kim |
2 |
壬 |
nhâm |
Dương |
Thủy |
3 |
癸 |
quý |
Âm |
Thủy |
4 |
甲 |
giáp |
Dương |
Mộc |
5 |
乙 |
ất |
Âm |
Mộc |
6 |
丙 |
bính |
Dương |
Hỏa |
7 |
丁 |
đinh |
Âm |
Hỏa |
8 |
戊 |
mậu |
Dương |
Thổ |
9 |
己 |
kỷ |
Âm |
Thổ |
Sách Sử kí Luật Thư có ghi: “Thất chính 28 xá luật lịch trời vì thế thông khí của ngũ hành bát chính, trời vì thế thành thục vạn vật. Xá này chỗ của nhật nguyệt trú. Xá này là khí thư dãn ra”.
Bát Chính là khí của tám Tiết đem ứng với gió của tám phương: Bất Chu Phong, Quảng Mạc Phong, Điều Phong, Minh Thứ Phong, Thanh Minh Phong, Cảnh Phong, Lương Phong, và Xương Hạp Phong.
- Điều Phong đóng ở Đông Bắc, chủ xuất ra vạn vật, hướng về Nam đến ở Tú Cơ. Ở mười hai luật là Thái Thốc, ở thời lệnh là tháng Giêng, ở mười hai Chi là Dần. Vạn vật tranh nhau nảy mầm. Lại hướng Nam đến ở Vĩ, ở Phòng. Vạn vật sinh sớm, nay đã đến kỳ có hoa, có thể thấy được.
- Minh Thứ Phong đóng ở phương Đông. Ở mười hai luật là Giáp Chung, ở thời lệnh là tháng Hai, ở mười Can là Giáp Ất, ở mười hai Chi là Mão. Thời đó vạn vật xuất ra hết tận, mười phần sum sê tươi tốt.
Minh Thứ Phong hướng Nam đến ở Tú Đê, lại đến ở Tú Cang, Tú Giác. Ở mười hai luật là Cô Tẩy, ở thời lệnh là tháng Ba, ở mười hai Chi là Thìn. Thời đó vạn vật bỏ cũ, theo mới, tươi sáng, cao vút, rắn rỏi.
- Thanh Minh Phong đóng ở góc Đông Nam, thúc đẩy vạn vật hướng Tây phát triển. Đầu tiên đến ở Chẩn của phương Tây, lại đến ở Dực. Ở mười hai luật là Trọng Lữ, mười hai Chi là Tỵ. Thời đó vạn vật vượng thịnh, lớn mạnh, dương khí phát triển đạt đến cực điểm.
Ở mười hai luật là Nhuy Tân, ở thời lệnh là tháng Năm. Thời đó vạn vật từ thịnh chuyển thành suy, dương khí trú xuống bên dưới.
- Cảnh Phong đóng ở Phương Nam. Ở mười hai Chi là Ngọ, mười Can là Bính Đinh. Âm dương giao nhau, dương khí giáng xuống, Âm khí thăng lên, vạn vật sắp thành thục.
- Lương Phong đóng ở góc Tây Nam, chủ về đất. Ở mười hai luật là Lâm Chung, ở mười hai Chi là Mùi. Thời đó vạn vật thành thục, giàu có, vị ngon. Hướng Bắc tiến đến Phạt, lại đến ở Sâm. Ở mười hai luật là Di Tắc, ở thời lệnh là tháng Bảy, ở mười hai Chi là Thân. Thời đó, âm khí dần dần thịnh, mở đầu.
Thân là giặc của vạn vật, lại lớn mạnh đến Trọc, kế đến ở Lưu. Ở thời lệnh là tháng Tám, mười hai luật là Nam Lữ, mười hai Chi là Dậu. Thời đó vạn vật đều tiếp xúc với đất chết, dương khí càng suy, mở đầu phục tàng.
- Xương Hạp Phong đóng ở phương Tây. Ở mười Can là Canh Tân. Hướng Bắc đến ở Vị, lại đến ở Lâu, đạt tới Khuê. Ở mười hai luật là Vô Sạ, ở thời lệnh là tháng Chín, ở mười hai Chi là Tuất. Thời đó vạn vật tận diệt, thu tàng nhập vào khố, âm khí vượng thịnh, dương khí không dư. Nhưng vạn vật theo dương đến hết, lại thuận theo âm mà khởi, không hết hẳn, không dừng hẳn, không đứng lại.
- Bất Chu Phong đóng ở Tây Bắc chủ sát sinh, nhưng hướng về phương Đông hành tiến thì chủ mở đầu sinh khí. Nó hướng Đông đến ở Tú Thất lại đến ở Tú Nguy (chủ đổ nát). Ở mười hai luật là Ứng Chung. Ở thời lệnh là tháng Mười. Ở mười hai con là Hợi.
Thời đó Dương khí đã bắt đầu sinh nhưng lại là mười phần còn nhỏ yếu, không kham nổi việc, vì vậy nên vẫn còn phục tàng ở dưới.
- Quảng Mạc Phong đóng ở phương Bắc, hướng Đông đến ở Hư, lại đến ở sao Vụ Nữ. Ở mười hai luật là Hoàng Chung, ở thời lệnh là tháng Mười Một, ở mười hai Chi là Tí, ở mười Can là Nhâm Quý. Thời đó Dương khí lớn lên, vạn vật nhận sự nuôi dưỡng ở dưới giống như tháng Mười hoài thai, giáng sinh cũng có thể phán đoán được.
Quảng Mạc Phong lại hướng Đông đến ở Khiên Ngưu lại đến ở Kiến. Ở thời lệnh là tháng Chạp, ở mười hai luật là Đại Lữ, ở mười hai Chi là Sửu. Thời đó vạn vật đã tự dưỡng thành hình, nhưng vẫn còn chưa phá đất mà xuất ra.
Trên đây là nghĩa lý và nguyên lý mà người ta cho rằng mười Thiên Can và mười hai Địa Chi từ đó lưu hành
Bài viết liên quan
- Sao hạn là gì? Hướng dẫn Cách tính sao hạn CHÍNH XÁC NHẤT
- THÁI ĐỘ CỦA 14 CHÍNH TINH – TRONG CHUYỆN TÌNH CẢM
- Tìm hiểu về bộ sao Tuần Triệt trong tử vi
- Tìm hiểu và phân tích sáu sao Lục Bại tinh
- Bát tự Hà Lạc là gì? Tìm hiểu và các xem vận mệnh bằng Bát tự Hà Lạc?
- Bát tự huyền không là gì? Có phải là một bộ môn trong tử vi không?
- Bát tự ngũ hành là gì? Ứng dụng của ngũ hành như thế nào?
- Sự khác nhau Tứ trụ và Tử vi? Xem vận mệnh bằng bộ môn nào chính xác hơn?
- Bát tự là gì? Xem Tử Vi Theo Bát Tự Có Đúng Không?
- Tổng hợp kinh nghiệm xem lá số tử vi (Cự Vũ Tiên Sinh)