Bát tự huyền không là gì?
Bát tự huyền không là gì? Có phải là một bộ môn trong tử vi không? Trong thời gian vừa qua, có không ít tranh cãi trái chiều xoay quanh “bộ môn bát tự huyền không”. Đặc biệt với những người không am hiểu chuyên sâu kiến thức huyền học càng hoang mang không biết liệu Bát tự huyền không có phải là một bộ môn không?
Bát tự huyền không có phải là một bộ môn huyền học không?
Các học giả mệnh lý cho biết tính đến hiện tại không có một bộ môn huyền học nào gọi là Bát tự huyền không. Thực chất đây là 2 trường phái khác nhau bao gồm: Bát tự (Tứ trụ) và Huyền không phi tinh. Mặt khác, việc xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này chủ yếu là do một số người khi tìm kiếm trên mạng đã gõ tắt từ khóa là “bát tự huyền không” nên tạo ra sự tranh cãi này.
Phân biệt các trường phái Bát tự và Huyền không
Bát tự
Bát tự (Tứ trụ) là một bộ môn khoa học nghiên cứu về mệnh lý dựa theo 4 trụ (giờ, ngày, tháng, năm sinh) để luận đoán vận mệnh con người, đồng thời tìm ra phương pháp cải vận. Bên cạnh đó, Bát tự còn giúp mỗi người nắm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từ đó, tìm ra phương pháp tối ưu cuộc sống, phát huy hết những khả năng tiềm ẩn bên trong và phát triển bản thân theo quy luật tự nhiên.
Theo các học giả, tuy Bát tự và Huyền đều nằm trong bộ môn huyền học nhưng Bát tự thường ứng dụng trong mệnh lý, còn Huyền không được sử dụng nhiều trong phong thủy.
Huyền không phi tinh
Nguồn gốc:
Giống như Bát tự, Huyền không (tên khác là Huyền không phi tinh) đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tính đến hiện tại vẫn chưa có ai xác định được bộ môn này hình thành từ thời gian nào và do ai sáng lập. Chỉ biết rằng đa số những cơ sở lý luận của trường phái này đều được trích dẫn từ các tác phẩm nổi tiếng của một phong thủy sư lỗi lạc thời tàn Đường (thế kỷ IX sau CN) là Dương Quân Tùng. Chính vì lẽ đó, ông được coi là người có công tạo dựng nền móng cho sự phát triển của phái Huyền không.
Phải đến đầu thời Tống, trường phái này mới có một vị thế vững vàng trong phong thủy Trung Hoa nhờ các tác phẩm “Huyền không bí chỉ” và “Huyền cơ phú” của danh sư Ngô Cảnh Loan. Sau đó, trải qua thời nhà Minh, nhà Thanh, phái Huyền không có bước tiến nổi bật nhờ những luận đoán cực kỳ chính xác về cả âm trạch lẫn dương trạch. Tuy nhiên, bộ môn này được giữ hết sức bí mật và chỉ được gia truyền nên không phổ biến.
Mãi đến cuối nhà Thanh, học giả Thẩm Trúc Khả truyền bá rộng rãi với tác phẩm “Thẩm thị Huyền không học” thì những bí mật về trường phái này mới lan rộng trong đại chúng. Đặc biệt với những người yêu thích hoặc muốn sử dụng phong thủy để cải tạo nhà cửa, mồ mả, đó là cuốn sách hữu ích hỗ trợ cho họ cải vận giúp cuộc sống gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
Định nghĩa:
Huyền không học là môn phong thủy dựa vào sự dịch chuyển của 9 phi tinh theo quỹ đạo của vòng Lượng thiên Xích trên đồ hình Bát quái mà đoán định sự cát, hung, được, mất của từng căn nhà (dương trạch) hay phần mộ (âm trạch). Hiểu theo cách khác, Huyền không tức là trường phái dùng các số từ 1 tới 9 để biểu thị, quan sát mọi sự thay đổi, biến hóa của sự vật, đồng thời dự đoán các vận hạn trong tương lai dựa theo quy luật dịch chuyển của các chòm sao.
Trong Huyền không học, có 9 chùm phi tinh khác nhau bao gồm: Nhất Bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch và Cửu Tử. Mỗi năm Cửu tinh này sẽ dịch chuyển theo quy luật thiên văn học, tạo ra sự hung cát, thịnh suy khác nhau. Căn cứ vào tính chất đó mà người ta sẽ luận đoán được vận hạn.
Ý nghĩa của Cửu tinh
Số | Phi tinh | Ngũ hành | Đại diện người | Đại diện bộ phận cơ thể | Màu sắc | Ý nghĩa |
1 | Nhất Bạch (còn gọi là Tham Lang) | Thủy | Con trai thứ | Thận, tai, máu | Trắng |
– Nếu Tham Lang vượng thì thi cử đỗ đạt, danh tiếng vang xa, tiền vào như nước, thăng quan tiến chức, sinh con trai thông minh. Đây là cát tinh hàng đầu trong cửu tinh. – Nếu Tham Lang suy thì tan cửa nát nhà, công danh trắc trở, dễ mắc bệnh về tai, thận, sinh sản. Nghiêm trọng thì khắc vợ, yểu mệnh. Hóa giải bằng việc dùng vật phẩm thuộc hành Kim (chuông gió bằng đồng hoặc nhôm, thạch anh trắng, tranh ảnh bằng đồng,…) |
2 | Nhị Hắc (còn gọi là Cự Môn) | Thổ | Mẹ hoặc vợ | Bụng, dạ dày | Đen |
– Nếu Cự Môn vượng thì điền sản đông đúc, có quyền có thế, võ nghiệp xuất sắc và phụ nữ trong nhà đa mưu, keo kiệt nhưng quản lý tốt gia đình – Nếu Cự Môn suy thì dễ gặp nạn vì sắc hoặc hỏa hoạn, dễ gây điều tiếng thị phi, làm hao tốn tiền của. Phụ nữ trong nhà dễ bị sảy thai, sinh đẻ khó khăn, thường xuyên đau bụng, mọc mụn, mắc bệnh ngoài da. Hóa giải bằng việc treo tiền đồng (bếp hoặc giường ngủ) và tránh bài trí vật dụng mang hành Thổ hoặc Hỏa (vật liệu đá, gốm, sứ, nhựa, pha lê; màu vàng, nâu, đỏ, hồng…) |
3 | Tam Bích (còn gọi là Lộc Tồn) | Mộc | Con trai cả | Mật, vai, 2 tay | Xanh cây |
– Nếu Lộc Tồn vượng thì giàu sang phú quý, công thành danh toại, làm ăn phát đạt, vợ chồng hạnh phúc – Nếu Lộc Tồn suy thì hay bị kiện tụng, tranh chấp, khắc vợ và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng máu, bệnh về chân, bệnh liên quan đến gan và mật. Hóa giải bằng cách sử dụng vật phẩm phong thủy thuộc hành Hỏa (thảm màu đỏ, đèn tháp đỏ, quả cầu phong thủy bằng Thạch anh đỏ, hồng, cam, tím, hoặc động Thạch anh tím…..) Đồng thời tránh bày vật thuộc hành Kim và Mộc. |
4 | Tứ Lục (còn gọi là Văn Xương) | Mộc | Con gái cả | Gan, đùi và 2 chân | Xanh dương |
– Nếu Văn Xương vượng thì giỏi văn chương, đỗ đạt cao, thăng quan tiến chức, con gái xinh đẹp, lấy chồng giỏi – Nếu Văn Xương suy thì gặp nhiều hung họa (sảy thai, cơ nghiệp sụp đổ,…), bệnh tật (đau thắt lưng, mắc bệnh thần kinh, bị hen suyễn) và xuất hiện nữ sắc. Hóa giải bằng cách tránh bày trí các vật kim loại ở hướng phi tinh này. |
5 | Ngũ Hoàng (còn gọi là Liêm Trinh) | Thổ | Không | Không | Vàng |
– Nếu Liêm Trinh nhập trung thì tài lộc, nhân đinh đều phát, phú quý song toàn. – Nếu Liêm Trinh bay về hướng khác thì gặp hung họa, bệnh tật, tai nạn, chết chóc… Hóa giải bằng cách treo 7 tiền đồng hoặc các vật phẩm thuộc hành Kim. Đồng thời, tránh sử dụng các vật dụng màu đỏ, hoặc tạo ra lửa ở đây. |
6 | Lục Bạch (còn gọi là Vũ Khúc) | Kim | Cha hoặc chồng | Đầu, mũi, cổ, xương, ruột già | Trắng |
– Nếu Vũ khúc vượng thì con cháu đông đúc, quyền cao chức trọng, theo võ sẽ phát đạt, uy danh lừng lẫy.
– Nếu Vũ Khúc suy thì dễ dính líu đến kiện tụng, vất vả chốn quan trường, mắc bệnh tật (đau đầu, đau ngực) và dễ bị thương tích do kim loại. Ngoài ra còn khắc vợ con, gia nghiệp lụi bại thì sống cô đơn, không nơi nương tựa. Hóa giải bằng cách treo vật phẩm thuộc Kim (chuông gió bằng đồng, Ngũ Đế tiền, Lục Đế Tiền, Long Quy, Kỳ Lân, Tỳ Hưu, Thiềm Thừ, Lệnh Bài Trấn Trạch Cát tinh cao chiếu bằng đồng…)
|
7 | Thất Xích (còn gọi là Phá Quân) | Kim | Con gái út | Miệng, lưỡi, phổi | Đỏ |
– Nếu Phá Quân vượng thì vượng cả đinh lẫn tài, gia nghiệp phát đạt, con út phát phúc, giỏi võ, quan vận hanh thông. – Nếu Phá Quân suy thì gia đình dễ gây hỏa hoạn, vận chủ gặp chuyện rắc rối, sống lưu lạc hoặc tử vì tai nạn chiến tranh. Đặc biệt, các bé gái dễ mắc các bệnh về đường hô hấp (phổi, cổ họng). Hóa giải bằng cách tránh đặt các thiết bị phát sinh tiếng ồn ở phương vị của sao Thất Xích. (ti vi, tủ lạnh, quạt, chuông gió, thác nước…). |
8 | Bát Bạch (còn gọi là Tả Phù) | Thổ | Con trai út | Lưng, ngực, lá lách | Trắng |
– Nếu Tả Phù vượng thì công danh phúc quý, làm ăn phát phú, nhiều ruộng đất, nhà cửa, con cái hiếu thảo – Nếu Tả Phù suy thì tổn hại đến trẻ nhỏ, bị các bệnh liên quan đến tay chân, gân cốt, sống lưng, trướng bụng. Hóa giải bằng cách bố trí ở phương vị của tinh này các vật phẩm thuộc hành Hỏa hoặc Thổ (thảm đỏ, vật dụng màu đỏ, quả cầu phong thủy bằng Thạch anh đỏ, hồng, cam, tím, hoặc động Thạch anh tím, hoặc đĩa Thất tinh Thạch anh tím, hoặc đỏ, hồng, cam….) |
9 | Cửu Tử (còn gọi là Hữu Bật) | Hỏa | Con gái thứ | Mắt, tim, ấn đường | Đỏ |
– Nếu Hữu Bật vượng thì vượng cả đinh lẫn tài, sự nghiệp ổn định lại có tài văn chương xuất chúng, thi cử đỗ đạt, vinh hoa hiển đạt, đặc biệt phát phúc cho con thứ. – Nếu Hữu Bật suy thì dễ bị hỏa hoạn hoặc gặp nạn chốn quan trường, hay bị thổ huyết, bị điên, khó sinh, bệnh về tim. Hóa giải bằng việc đặt Vị trí này thích hợp để đặt các thứ đồ động, kê giường, bàn làm việc… tất có cát khánh hỷ khí giáng lâm. |
Ngoài ra, các chuyên gia phong thủy cũng cho biết Cửu tinh này thường dịch chuyển theo một quy luật nhất định. Đó là từ trung cung (trung tâm) di chuyển tới cung Càn (hướng Tây Bắc), tiếp đến cung Đoài (hướng Tây), rồi bay tiếp tới cung Cấn (hướng Đông Bắc). Từ cung Cấn lại bay đến cung Ly (hướng Nam), rồi lên cung Khảm (hướng Bắc), tiếp sang cung Khôn (hướng Tây Nam), sau xuống cung Chấn (hướng Đông), cuối cùng về cung Tốn (hướng Đông Nam).
Dựa trên quy tắc dịch chuyển của 9 chòm sao này mà ta có thể lập được Cửu tinh đồ từ đó xác định hướng tốt, không tốt, từ đó ứng dụng vào việc cải tạo nhà cửa (phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp,…), mồ mả, chùa chiền, hay thậm chí là nhân duyên.
Hy vọng với những kiến thức chia sẻ ở trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ “Bát tự huyền không” không phải một bộ môn mà là 2 trường phái khác nhau.
Bài viết liên quan
- Sao hạn là gì? Hướng dẫn Cách tính sao hạn CHÍNH XÁC NHẤT
- THÁI ĐỘ CỦA 14 CHÍNH TINH – TRONG CHUYỆN TÌNH CẢM
- Tìm hiểu về bộ sao Tuần Triệt trong tử vi
- Tìm hiểu và phân tích sáu sao Lục Bại tinh
- Bát tự Hà Lạc là gì? Tìm hiểu và các xem vận mệnh bằng Bát tự Hà Lạc?
- Bát tự huyền không là gì? Có phải là một bộ môn trong tử vi không?
- Bát tự ngũ hành là gì? Ứng dụng của ngũ hành như thế nào?
- Sự khác nhau Tứ trụ và Tử vi? Xem vận mệnh bằng bộ môn nào chính xác hơn?
- Bát tự là gì? Xem Tử Vi Theo Bát Tự Có Đúng Không?
- Tổng hợp kinh nghiệm xem lá số tử vi (Cự Vũ Tiên Sinh)