Bát tự Hà Lạc là gì?

Bát tự Hà Lạc là gì? Tìm hiểu và các xem vận mệnh bằng Bát tự Hà Lạc? Bát tự Hà Lạc (có sách ghi là Tám chữ Hà Lạc) là một hình thức bói toán được xây dựng trên cơ sở triết lý của Kinh Dịch với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành,... bằng cách lập quẻ Tiên thiên với hào nguyên đường và quẻ Hậu thiên; căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo lịch tiết khí và giới tính để lập quẻ.

Bát tự Hà Lạc là gì? Tìm hiểu và các xem vận mệnh bằng Bát tự Hà Lạc?

"Bát tự" là "tám chữ", đó là:

Can, chi của năm sinh

Can, chi của tháng sinh

Can, chi của ngày sinh

Can, chi của giờ sinh.

"Hà Lạc" là gọi tắt của Hà đồ và Lạc thư.

Tương tự như Tử vi, Bát tự Hà Lạc cũng là một bộ môn Dự đoán học điển hình từ Trung Quốc lưu truyền vào nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bộ môn này, thậm chí nhầm lẫn với Tứ trụ Tử Bình.

Bát tự Hà Lạc được xây dựng trên cơ sở triết lý của Kinh Dịch. Hà lạc không cặn kẽ chi li mà chỉ ra cái thời lớn, cái vận tổng quát. Muốn lấy số Hà Lạc, trước hết phải đổi năm tháng ngày giờ sanh ra Bát tự đã, rồi đổi Bát Tự ra số Âm số Dương của Hà Đồ Lạc Thư, sau rồi lại đổi số Âm Dương ra thành quẻ Dịch: Quẻ Dịch lại đổi thành quẻ Hà Lạc để tìm hiểu Mệnh Vận con người. 

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC ONLINE

Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Đỉnh Cao Cuộc Đời...

(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Không giống như Tử vi chỉ cần có ngày giờ sinh chính xác là đủ để lập lá số, Bát tự Hà Lạc phải chú ý vấn đề tiết khí, trong cùng một ngày nhưng sinh trước giờ tiết lệnh thì sẽ tính là tháng trước, sinh sau giờ tiết lệnh sẽ tính là tháng sau. Hầu hết các trình Bát tự Hà Lạc tự động hiện nay đều chưa giải quyết được vấn đề tiết khí này, nên cẩn thận khi dùng.

Nguồn gốc Bát tự Hà Lạc

Bát tự Hà Lạc là bộ môn có nguồn gốc từ Hà đồ và Lạc thư. Đây là hai hệ thống số học thời thượng cổ Trung Quốc có khả năng phản ánh quy luật vận động của Trời – Đất và sự ảnh hưởng của chúng đến vận mệnh của con người.

Hà đồ là một biểu đồ ký hiệu gồm 55 dấu chấm do vua Phục Hy (4477 – 4363 trước CN) phát minh từ hình vẽ trên lưng con Long mã xuất hiện ở sông Hoàng Hà. Hà đồ sinh ra Tiên Thiên Bát Quái, theo chiều thuận (tức là chiều thuận kim đồng hồ, âm dương không bao giờ đối lập).

Còn Lạc Thư là dạng biểu đồ ký hiệu gồm 45 dấu chấm do vua Hạ Vũ (2205 – 1766 trước CN) sáng chế từ những đường ngoằn nghèo trên lưng con Thần quy ở sông Lạc Thủy. Lạc Thư sinh ra Hậu Thiên Bát Quái theo chiều nghịch (tức là ngược chiều kim đồng hồ, lấy mâu thuẫn, đối lập, kiềm chế nhau làm căn cơ).

bat-tu-ha-lac-la-gi

Cả nghìn năm sau, nhiều nhà mệnh lý học đã sử dụng lý luận của 2 cuốn đồ thư này để tiên đoán vận mệnh con người và độ chính xác rất cao nên được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Sau khi du nhập vào Việt Nam, không ít học giả đã dày công tìm hiểu và soạn thảo thành sách, trong đó điển hình như cuốn Bát tự Hà Lạc lược khảo của tác giả Học Năng.

Khái niệm

Bát tự Hà Lạc (có sách ghi là Tám chữ Hà Lạc) là thuật toán được xây dựng dựa trên cơ sở triết lý của Kinh dịch, Hà đồ, Lạc Thư cùng với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành,… đồng thời căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính để lập quẻ Tiên Thiên với hào nguyên đường và quẻ Hậu thiên để dự đoán vận mệnh.

Mặt khác, bạn có thể hiểu đơn giản Bát tự Hà Lạc như sau:

“Bát tự” là chỉ tám chữ Can Chi của giờ, ngày, tháng, năm sinh.

“Hà Lạc” là viết tắt của Hà đồ và Lạc Thư.

Ý nghĩa của Bát tự Hà Lạc

Theo các học giả mệnh lý, Bát tự Hà Lạc có khả năng giúp vạch rõ cuộc đời con người, dự báo hung cát và chỉ dẫn con đường thích hợp để đi tới thành công. Đồng thời, nhờ sự tiên đoán trước những mối hiểm họa được trên quỹ đạo đời người mà chủ sự không bị rơi vào thế bị động, từ đó tránh được những tổn thất nặng nề.

Ứng dụng của Bát tự Hà Lạc

Tính đến hiện tại, Bát tự Hà Lạc được ứng dụng nhiều nhất là để dự đoán vận mệnh con người. Tuy bộ môn này có độ ứng nghiệm rất cao nhưng sở dĩ không được phổ biến ở nước ta. Đó là vì trong nhiều năm qua, những triết lý về Kinh Dịch, Hà đồ, Lạc thư chưa được truyền bá rộng rãi, các nguyên lý vận hành cũng xa lạ với người dân, thậm chí còn bị những hình thức mê tín xuyên tạc khiến số đông không tin tưởng.

Xem vận mệnh bằng quẻ Bát tự Hà Lạc

Theo cuốn “Tám chữ Hà Lạc” của tác giả Xuân Cang, Bát tự Hà Lạc áp dụng thuật toán xem vận mệnh con người gồm 2 phần chính sau:

Phần 1: Lập quẻ tức là áp dụng các công thức tính toán từ các mã số Can Chi của năm, ngày, tháng, giờ sinh để tìm ra mã số quẻ cuối cùng. Cụ thể từ mã số Can chi => quẻ Tiên thiên => Hào nguyên đường => quẻ Hậu Thiên => 2 quẻ Hỗ (Hỗ tiên thiên và Hỗ hậu thiên) => đại vận => tiểu vận.

Phần 2: Luận quẻ tức là căn cứ vào Tượng và Lời của quẻ và hào, vận dụng lý luận và kinh nghiệm làm lời giải về những sự việc lớn của quỹ đạo đời người, sự chuyển dịch giữa tiền vận và hậu vận và về sự chuyển dịch của các chặng đường đời, cuối cùng tìm ra lời giải về các tiểu vận cho từng năm, từng tháng và ngày. Song tìm ra lời giải về phương pháp tối ưu cuộc sống mới là đáp số cuối cùng của thuật toán Bát tự Hà Lạc.

Cách lập quẻ

Bước 1: Xác định Can Chi cho năm, tháng, ngày, giờ sinh.

Can là tên gọi tắt của Thiên Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý), Chi là tên gọi tắt của Địa Chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Trong Bát tự Hà Lạc, việc xác định Can Chi sẽ được tính toán dựa theo các cơ sở lý luận sau:

Can Chi năm sinh được tính toán dựa theo Tiết lệnh Lập Xuân. Tức là ngày Lập Xuân được coi như mệnh lệnh của Thời tiết chuyển sang năm mới. Sinh sau lập xuân thì năm sinh thuộc năm mới, dù ngày đó còn trong niên lịch năm cũ.
Can Chi tháng sinh được căn cứ theo Tiết Lệnh tháng và bảng tính tháng theo năm (nghĩa là Lệnh của thời tiết).
Can Chi ngày sinh  không phụ thuộc vào năm và tháng sinh, chỉ xác định dựa theo Vòng Giáp Tý, cứ 60 ngày thì hết một vòng.
Can Chi giờ sinh Can thì phục thuộc vào Can ngày sinh, Chi thì căn cứ theo bảng phối Địa chi bao gồm: giờ Tý (23 – 1h), Sửu (1 – 3h), Dần (3 – 5h), Mão (5 – 7h), Thìn (7 – 9), Tỵ (9 – 11h), Ngọ (11 – 13h), Mùi (13 – 15h), Thân (15 – 17h), Dậu (17 – 19h), Tuất ( 19 – 21), Hợi ( 21 – 23h).

Ví dụ: Hoàng Hoa Cúc (giới tính nữ) sinh vào lúc 8h5’p ngày 18/6/1955 tức là sinh vào 28/4 âm lịch, sinh sau tiết Mang Chủng, tiết lệnh tháng 5. Như vậy, Can Chi là Ất Mùi, tháng sinh là Nhâm Ngọ, ngày sinh là Canh Tuất và giờ sinh là Canh Thìn.

Bước 2: Đổi Can Chi Bát tự thành mã số Can Chi

Thuật toán Bát tự Hà Lạc sáng tạo ra một hệ thống các mã số của Can Chi. Trong đó, mã số của thiên can bắt nguồn từ Lạc Thư và mã số của địa chi bắt nguồn từ Hà đồ. Cụ thể:

Bảng Mã số Can

Can Nhâm, Giáp Mậu Bính Canh Tân Kỷ Ất, Quý Đinh
Mã số 6 1 8 3 4 9 2 7

Bảng Mã số Chi

Chi Hợi, Tý Tị, Ngọ Dần, Mão Thân, Dậu Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
Mã số 1 – 6 2 – 7 3 – 8 4 – 9 5 – 10

Bước 3: Tính trị số Âm Dương

Trị số Âm Dương là hai con số quy tụ của Tám chữ Can Chi mở đầu cho toàn bộ số mệnh của một đời người. Từ đây, tìm ra cấu trúc Hà Lạc của mỗi chủ thể. Bản thân trị số này được căn cứ vào Can Chi của năm sinh. Cụ thể:

Dương Nam, Âm Nữ – Năm sinh của người nam có Can Chi dương thì gọi là Dương Nam.

– Năm sinh của người nữ có Can Chi âm thì gọi là Âm Nữ.

xếp hệ số lẻ (còn gọi là số Dương) ở hàng trên.

xếp hệ số chẵn (số Âm) ở hàng dưới.

Ký hiệu: “+/ -“

Âm Nam, Dương Nữ – Năm sinh của người nam có Can Chi âm thì gọi là Âm Nam

– Năm sinh của người nữ có Can Chi dương thì gọi là Dương Nữ.

xếp hệ số Âm ở hàng trên.

xếp hệ số Dương ở hàng dưới.

Ký hiệu “-/ +”

Căn cứ quy tắc trị số Âm Dương trên, ta sẽ quy đổi được tổng số âm và tổng số dương của mã số Can Chi năm, tháng, ngày, giờ sinh.

Bước 4: Từ tổng số âm và tổng số dương tìm mã số quẻ và xác định quẻ Tiên Thiên. 

Mã số quẻ là mã số của 8 quẻ dịch đơn. Trong Bát tự Hà Lạc, mã số quẻ tương ứng với bảng mã số Can, cụ thể như sau:

Quẻ Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài
Mã số 6 1 8 3 4 9 2 7

Để xác định mã số quẻ, ta cần tính tổng trị số Âm và Dương và xử lý như sau:

Nếu đó là trị số Dương, lớn hơn 25 thì thực hiện Modulo 25 (nghĩa là trừ 25, trừ một lần duy nhất), ký hiệu là M25. Nếu đó là trị số Âm, lớn hơn 30 thì thực hiện Modulo 30 (nghĩa là trừ 30, trừ một lần duy nhất), ký hiệu là M30.

Kết quả Modulo này sẽ tiếp tục được xử lý theo 4 trường hợp như sau:

Nếu kết quả là con số dưới 10 thì đó chính là mã số quẻ Thượng.

Nếu là 10 hoặc bội số của 10 thì chỉ cần bỏ đi số 0 sẽ ra mã số quẻ. Ví dụ, 10 thì bỏ 0 giữ 1, 20 bỏ 0 giữ 2.

Nếu kết quả lớn hơn hàng chục thì bỏ số hàng chục, giữ lại số lẻ làm mã số quẻ. Ví dụ: 36 bỏ 30 giữ lại 6.

Nếu kết quả là 5 thì phải xử lý theo Luật Tam Nguyên. Tức là chủ thể sinh vào Thượng Nguyên thì không kể tuổi Âm hay Dương, cứ Nam là quẻ Cấn, nữ là quẻ Khôn. Còn chủ thể sinh vào Hạ nguyên thì nam là quẻ Ly, nữ là quẻ Đoài.

Sau khi tìm được mã số quẻ Thượng và Hạ thì sẽ xác định được quẻ Tiên Thiên. Tức là quẻ Kinh dịch phản ánh những sự việc cơ bản của quỹ đạo đời người (hay còn được biết đến là tiểu vận đời người).

Ví dụ: Hoàng Hoa Cúc (sinh lúc 8h5’p ngày 18/6/1955) là Âm Nữ nên trị số Dương ở trên và Âm ở dưới.

Trị số Dương: 5 + 7 + 3 + 5 + 3 + 5 = 28 => M25 = 3 => mã số quẻ là 3 tương ứng Chấn (Lôi)

Trị số Âm: 2 + 10 + 6 + 2 + 10 + 10 = 40 => M30 = 10 => mã số quẻ là 1 tương ứng Khảm (Thủy)

Như vậy, quẻ Tiên Thiên là Lôi Thủy Giải.

Bước 5: Xác định Hào Nguyên Đường

Hào Nguyên Đường là hào chủ mệnh của Tiền vận (gắn với quẻ Tiên thiên) và Hậu vận (ứng với quẻ Hậu thiên) của đời người. Nguyên đường của Hà Lạc cũng giống như cung Mệnh, cung Thân trong thuật Tử Vi. Nguyên đường tốt xấu có ảnh hưởng rất lớn cả đời người. Hào nguyên đường quẻ Tiên thiên được quyết định từ giờ sinh.

Bước 6: Từ quẻ Tiên thiên xác định quẻ Hậu thiên. 

Nếu quẻ Tiên thiên là quẻ nguyên thủy thuộc về số “Trời cho” thì quẻ Hậu thiên biểu hiện sự thăng trầm của con người phải trải qua. Quy tắc “biến” quẻ Tiên thiên ra quẻ Hậu thiên như sau:

Đảo quẻ nội Tiên thiên thành quẻ ngoại Hậu thiên, quẻ ngoại Tiên thiên thành quẻ nội Hậu thiên. Hào nguyên đường đi theo sang quẻ Hậu thiên, Âm biến thành Dương, hoặc Dương thành Âm. Trên cơ sở hai điểm biến đổi ấy làm thành một quẻ mới gọi là quẻ Hậu thiên.

Bước 7: Xác định quẻ Hỗ

Quẻ Hỗ là quẻ nằm sẵn trong lòng quẻ Tiên thiên và Hậu thiên, có vai trò hỗ trợ, bổ trợ làm sáng tỏ rõ ràng và chi tiết hơn về lời dự đoán vận mệnh. Quy tắc xác định là bỏ hào 1 và hào 6 quẻ Chính. lấy các hào 3, 4, 5 làm quẻ Ngoại, lấy các hào 2, 3, 4 làm quẻ Nội, ghép lại hành quẻ 6 hào gọi là quẻ Hỗ. Lần lượt lập quẻ Hỗ Tiên thiên và quẻ Hỗ Hậu thiên, xếp bên cạnh quẻ Chính để tiện xem mệnh.

bat-tu-ha-lac-la-gi

Bước 8: Xác định Hóa Công, Thiên Nguyên khí, Địa Nguyên khí

Hóa Công, Thiên Nguyên khí, Địa Nguyên khí là sự giao hòa giữa năm sinh, mùa sinh, môi trường, không gian bao gồm những ưu tiên của trời đất dành cho con người, thể hiện dưới 2 dạng năng lượng (Hóa Công) và nguyên khí (Thiên, Địa). Người có những ưu tiên về Hóa Công và Nguyên khí sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trên con đường phát triển.

Bước 9: Tính đại vận, tiểu vận

Đại vận được xác định dựa theo quẻ Hỗ Tiên thiên và quẻ Hỗ Hậu thiên, đồng thời chia thành 2 loại là đại vận 9 năm và đại vận 6 năm. Được biết, mỗi hào của quẻ Tiên thiên hoặc Hậu thiên đại diện cho một đại vận. Hào Nguyên đường Tiên thiên là hào mở đầu cho Đại vận số 1, bắt đầu từ năm lên 1 tuổi. Dựa theo Tượng và Lời hào sẽ biết “Thánh nhân cho ý kiến như thế nào” về đại vận đó.

Từ các đại vận đó tìm ra tiểu vận của từng năm. Mỗi tiểu vận là một quẻ trong 64 quẻ Kinh Dịch. Có thể một lần áp dụng công thức theo Luật phản phục của Kinh Dịch tìm ra tất cả các quẻ ứng với các năm của đời người.

Cuối cùng, tổng hợp hết các quẻ, hào tìm được và luận giải theo Tượng, Lời của quẻ và hào để biết cuộc đời chủ sự ra sao.

Luận quẻ

Thông qua quẻ và hào tìm được, ta sẽ nắm rõ 10 thể cách tốt hay không tốt của mệnh. Cụ thể như bảng sau:

Thể cách Tốt Không Tốt
1 Tên quẻ Quái danh cát Quái danh hung
2 Vị trị Hào Nguyên đường Hào vị tốt Hào vị xấu
3 Lời Hào Nguyên đường Từ cát Từ hung
4 Quẻ Nguyệt lệnh được mùa sanh (đắc thời) không được mùa sanh (bất đắc thời)
5 Nguyên đường có yểm trợ (hữu viện) không có yểm trợ (vô viện)
6 Trị số âm dương thuận mùa sinh nghịch mùa sinh
7 Hành của mệnh gặp được quẻ được thế (đắc thế) không được thế (bất đắc thế)
8 Hào Nguyên đường ngồi vị trí đáng vị không đáng vị
9 Can năm sinh gặp quẻ, gặp mùa hợp lý không hợp lý
10 Gặp quẻ quần chúng chúng đều theo (chúng tông) chúng đều ghét (chúng tật)

Theo cuốn “Bát tự Hà Lạc lược khảo” của tác giả Học Năng, trong 10 thể cách tốt kể trên, người nào được:

3 – 4 cách thì làm nên chức Tuyển Tào.

5 – 6 cách thì làm nên chức Tri đạo.

7 – 8 cách thì làm nên chức Khanh giám, thị tòng.

9 – 10 cách thì làm nên chức Tướng, Công Hầu.

10 thể cách ấy lại có cả Hóa Công, Thiên Địa, Nguyên khí thì hẳn phải được phú quý, thọ đến tột đỉnh và hưởng kiêm toàn ngũ phúc.

Còn trong 10 Thể cách không tốt vừa kể, người nào phạm phải:

3 – 4 cách thì làm Tăng Đạo, Cửu Lưu, Bách Công, Kỹ Nghệ.

5 – 6 cách thì cô độc.

7 – 8 cách thì đi ăn xin, hay bị chém giết.

10 cách ấy không chết non thì cũng nghèo hèn. Nên đo lường nặng nhẹ để định xấu tốt. Tuy nhiên, có được Hóa Công và Thiên Địa Nguyên khí đầy đủ thì tuy gian nan nhưng vẫn được hưởng phúc lành, trong cảnh khổ cũng tạm an vui.

bat-tu-ha-lac-la-gi

Trên đây là những kiến thức căn bản về Bát tự Hà Lạc mà bạn có thể tham khảo.

Lời ngỏ:

Riêng về nghĩa của chữ "tự", theo tôi hiểu như nói phản tỉnh xem xét lại mình, giống như với nghĩa của Tiểu tượng truyện hào Lục ngũ quẻ Phục nói: "Đôn phục vô hối, trung dĩ tự khảo dã".

Bạn có nói tới: "cơ sở triết lý của Dịch", đây tôi chưa bàn tới triết lý này. Tôi chỉ bàn tới cấu trúc của môn Bát Tự Hà Lạc.

Trước hết, tôi hiểu rằng: tương ngẫu tất tương đối, tương đối tất tương giao (ngẫu tất đối, đối tất giao).

Cấu trúc thành lập giữa Tiên thiên và Hậu thiên được Trần Đoàn xây dựng theo khái niệm "giao", có nghĩa là dịch giao. Đó là nói về thể của một quẻ gồm trên và dưới, trong và ngoài, trước và sau, v,v... ví dụ như cặp quẻ Phục và quẻ Dự gồm hai quái Địa và Lôi, khi giao thì được một cặp quẻ là Địa Lôi và Lôi Địa, điều này chúng ta có thể tự lập 32 cặp quẻ song hành Dịch giao. Còn khi nói về "đối", ví như quẻ Phục, thì cặp Dịch đối  là Phục - Cấu, khác với Dịch giao là cặp Phục - Dự. Còn nói về Dịch phản là cặp quẻ Phục - Bác.

Về Nguyên đường, chữ "nguyên" tôi hiểu theo khái niệm mà Lễ ký - Lễ khí viết: "Tiên vương định ra Lễ, có gốc, có văn. Không có gốc thì không đứng được. Không có văn thì không đi được". Về nghĩa của chữ "đường" là dùng để đi. Đi đường gọi là hành. Dẫn dắt người ta đi vào đường lối thì gọi là đạo. Hợp hai chữ "Nguyên đường" thì tôi hiểu rằng "Dùng chính nó để chế ngự mệnh trời" (Chế thiên mệnh nhi dụng chi).

Tổng hợp + Nguồn: https://thanglongdaoquan.vn/dinh-nghia-va-cach-xem-menh-bang-bat-tu-ha-lac/