Lịch Âm Hôm Nay - Tra Cứu Lịch Âm Dương Trực Tuyến CHÍNH XÁC NHẤT

Xem Lịch Âm Dương Hôm Nay, Công cụ Tra Cứu Lịch Âm Dương Trực Tuyến chính xác, xem âm lịch biết ngày giờ hoàng đạo. Ngày lễ âm lịch, dương lịch hôm nay giúp khởi sự mọi việc được như ý nhất.

Xem và tra cứu Lịch Âm Dương cũng như xem lịch âm hôm nay trực quan và chính xác nhất. Xem ngày tốt xấu, giờ hoàng đạo trong ngày hôm nay cùng rất nhiều thông tin hữu ích.

Tra Cứu Lịch Âm Dương Chính Xác Nhất

Xem Lịch Âm Hôm Nay

Lịch âm dương ngày 21 tháng 11 2024
21
Tháng 11
Những người thành công hỏi những câu hỏi hay hơn, và kết quả là họ có được câu trả lời hay hơn.

--

{{ currentLunarDate.day }} THÁNG {{ currentLunarDate.month }}
NGÀY HOÀNG ĐẠO
  • Ngày Hoàng đạo
  • Giờ {{ hourInLunar }}
  • Ngày {{ dayInLunar }}
  • Tháng {{ monthInLunar }}
  • Năm {{ yearInLunar }}
  • Tiết khí: Hàn lộ
>{{ currentLunarDate.day }}
Tháng >{{ currentLunarDate.month }}
NGÀY HOÀNG ĐẠO
  • Ngày Hoàng đạo
  • Giờ {{ hourInLunar }}
  • Ngày {{ dayInLunar }}
  • Tháng {{ monthInLunar }}
  • Năm {{ yearInLunar }}
  • Tiết khí: Hàn lộ
GIỜ HOÀNG ĐẠO
{{ gioHoangDao }}

Xem âm lịch hôm nay, ngày mai, ngày kia để biết ngày âm lịch đó là ngày gì? (Con gì?) theo dương lịch. Và để biết ngày hôm nay tốt hay xấu, giờ hoàng đạo (Giờ tốt), hắc đạo (Giờ xấu) là vào giờ nào âm lịch hôm nay? Nhằm chọn ngày đẹp, giờ đẹp hợp với tuổi người xem (Gia chủ) và né tránh ngày xấu, gờ xấu để làm những việc hệ trọng như: Khai trương cửa hàng, cửa tiệm, xuất hành đi chơi xa, du lịch xa, đi công tác, giao dịch tiền bạc, làm ăn buôn bán, ăn hỏi, rước râu, sinh con giờ đẹp, mua vàng bạc, ma chay, cưới xin, giao dịch… giúp mang lại may mắn, thuận lợi, phát tài, phát lộc cho bản thân và gia đình người xem cũng như người khác được xem.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC ONLINE

Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Đỉnh Cao Cuộc Đời...

(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Trong cuộc sống hàng ngày Lịch là một khái niệm biểu thị thời gian vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người trên trái đất này. Chắc hẳn bạn đã từng nghĩ và tưởng tượng nếu thế giới mình đang sống mà không có lịch, không có thời gian được quy định và tính toán một cách rõ ràng thì cuộc sống sẽ hỗn loạn ra sao. 

Trong bài viết này chúng tôi xin gửi tới quý vị bạn đọc hiểu rõ và kỹ nhất về âm dương lịch, và người việt mình thì sử dụng loại lịch nào và áp dụng chúng như thế nào vào trong đời sống con người hằng ngày nhé.

Lịch Âm Tháng 1 Nhâm Dần 2022

Lịch tháng 1/2022
 

Lịch Âm Tháng 2 Nhâm Dần 2022

Lịch tháng 2/2022
 

Lịch Âm Tháng 3 Nhâm Dần 2022

Lịch tháng 3/2022
 

Lịch Âm Tháng 4 Nhâm Dần 2022

Lịch tháng 4/2022
 

Lịch Âm Tháng 5 Nhâm Dần 2022

Lịch tháng 5/2022

Lịch Âm Tháng 6 Nhâm Dần 2022

Lịch tháng 6/2022
 

Lịch Âm Tháng 7 Nhâm Dần 2022

Lịch tháng 7/2022
 

Lịch Âm Tháng 8 Nhâm Dần 2022

Lịch tháng 8/2022
 

Lịch Âm Tháng 9 Nhâm Dần 2022

Lịch tháng 9/2022
 

Lịch Âm Tháng 10 Nhâm Dần 2022

Lịch tháng 10/2022
 

Lịch Âm Tháng 11 Nhâm Dần 2022

Lịch tháng 11/2022
 

Lịch Âm Tháng 12 Nhâm Dần 2022

Lịch tháng 12/2022

Tìm hiểu Lịch là gì? 

Quy luật để tạo ra lịch âm dương khá phức tạp, phụ thuộc vào ngày giờ sóc cũng như ngày giờ của các trung khí. Sóc là thời điểm mặt trời, mặt trăng, trái đất nằm trên một đường thẳng, mặt trăng nằm ở giữa mặt trời với trái đất, và đó là ngày bắt đầu một tháng âm lịch. Trung khí được chia thành 12 phần bằng nhau trong một năm, trong đó có bốn mùa rõ rệt nhất là các thời điểm: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí. Bởi vì phụ thuộc vào cả mặt trăng và mặt trời nên lịch âm Việt Nam không đơn thuần là âm lịch hay dương lịch mà nó là sự kết hợp của cả hai yếu tố âm-dương-lịch.

Lịch là sự kết tinh của thiên văn học được sử dụng trong hầu hết các nền văn hóa của cả phương Đông lẫn phương Tây. Nó có vai trò, tác dụng quan trọng trong đời sống con người, thể hiện các quy luật vận động hài hòa của tự nhiên. Lịch âm là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp trăng tròn, được sử dụng từ thời cổ đại ở các nước Ai Cập và Trung Quốc. Còn lịch dương là chu kỳ trái đất chuyển động quanh Mặt Trời, được sử dụng chủ yếu ở các nước phương Tây như: Đức, Pháp, Mỹ, Anh.

Tìm Kiếm: tử vi 2022, tử vi năm 2022, xem tử vi 2022, tu vi 2022, thái ất tử vi 2022, xem lá số tử vi 2022, lá số tử vi 2022, lấy lá số tử vi 2022, tử vi nhâm dần 2022, tử vi 2022 nhâm dần, tử vi 12 con giáp 2022

Xem lịch âm hôm nay, ngày mai làm gì?

Xem Lịch âm dương hôm nay được áp dụng để dự đoán thời tiết, khí hậu, thủy triều như việc người Việt thường dùng dương lịch để chọn thời điểm Lập Xuân, đó là ngày miền Bắc xuất hiện những cơn mưa phùn, thời tiết nồm, thích hợp cho việc phát triển của thiên nhiên, cây cối.

Lịch ra đời đã khiến con người vận động có tổ chức, có thời gian thống nhất hơn rất nhiều. Lịch phục vụ nhu cầu ghi chép lại những sự kiện quan trọng trong cộng đồng đã xuất hiện ngay từ thuở xa xưa, khi con người còn chưa có chữ viết, chỉ có thể dùng hình vẽ kí hiệu trên các hang động, thân cây, xương thú.

Xem Lịch Âm Dương Hôm Nay Chính Xác Nhất

Lịch là gì? Từ “lịch” tức “Calendar” hay “calendrier” của các ngôn ngữ châu Âu vốn bắt nguồn từ chữ “Calendae” (Kalendae) trong tiếng Latin. Từ này có nghĩa là “ngày đầu tiên của tháng La Mã”, đây là thời điểm người ta dành để công bố thời gian tổ chức các phiên chợ, lễ hội hoặc các sự kiện quan trọng khác.

Xem sao tốt, xem ngày giờ hoàng đạo hôm nay này mai

Trong Lịch Vạn Niên có 12 Trực (Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu, Khai, Bế) được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng tốt/xấu tùy từng công việc: Ngày 5 tháng 4, năm 2021 là Trực Nguy - Tốt cho các việc cúng lễ, may mặc, từ tụng. - Xấu cho các việc hội họp, châm chích, giá thú, làm chuồng lục súc, khai trương.

Mỗi ngày đều có nhiều sao Tốt (Cát tinh) và sao Xấu (Hung tinh). Các sao Đại cát (Rất tốt cho mọi việc) như: Thiên ân, Nguyệt ân, Thiên đức, Nguyệt đức. Có những sao Đại hung (Rất xấu cho mọi việc) như Trùng tang, Kiếp sát, Thiên cương. Cũng có những sao xấu tùy mọi việc như: Không phòng, Xích khẩu, Cô thần, Quả tú, Nguyệt hư... (Xấu cho hôn thú, cưới xin, đám hỏi nói chung cần tránh). Hoặc ngày có Nguyệt phá, Địa phá, Thiên hỏa... (Xấu cho khởi công xây dựng, động thổ, sửa chữa nhà cửa nói chung cần tránh).

Khi tính làm việc đại sự, cần kiểm tra ngày Hoàng Đạo và Hắc Đạo. Xem công việc cụ thể nào để tránh những sao xấu, chọn sao tốt. Chọn các giờ Hoàng đạo để thực hiện (Hoặc làm tượng trưng lấy giờ)

Lịch được xây dựng theo các quy tắc riêng, là một hệ thống có tổ chức, dùng để ghi chép, tính toán thời gian theo cách thuận tiện nhất, giúp con người sống có nề nếp, phục vụ các lễ nghi tôn giáo, cũng như phục vụ các mục đích lịch sử và khoa học khác nhau.

Trên thế giới có mấy loại lịch phổ biến cơ bản?

Hiện nay trên thế giới sử dụng chủ yếu 3 loại lịch chính để phục vụ các nhu cầu cơ bản cũng như là trong đời sống con người hằng ngày gồm có Dương lịch, Âm lịch và kết hợp 2 loại đó là Âm Dương Lịch.

Dương lịch 

Dương lịch là loại lịch mà ngày tháng chỉ ra vị trí của Trái Đất trong chuyển động xung quanh Mặt Trời, hay nói cách khác là vị trí biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu. Đối với người Việt hiện nay, thuật ngữ “dương lịch” nói chung chỉ là lịch Gregorius. 

Lịch Gregorius, còn gọi là Tây lịch hay Công lịch, là một bộ lịch do Giáo hoàng Grêgôriô XIII đưa ra vào năm 1582. Loại lịch này chia một năm thành 12 tháng với 365 ngày, cứ mỗi 4 năm thì thêm 1 ngày vào cuối tháng 2 để tạo thành năm nhuận với 366 ngày.

Âm lịch

Âm lịch là gì? Đây là loại lịch được tính dựa trên các chu kỳ của tuần trăng, tuy nhiên, lịch âm thuần túy nhất trên thực tế chỉ có lịch Hồi giáo. 

Trong lịch Hồi giáo, mỗi năm chỉ có đúng 12 tháng Mặt Trăng, và lịch này được sử dụng chủ yếu cho mục đích tín tưỡng và tôn giáo.

Lịch âm là loại lịch được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng. Âm lịch là cách tính lịch theo chu kỳ quay của mặt trăng quanh trái đất. Lịch âm sẽ vận hành theo 4 loại lịch chính là lịch vạn niên, lịch vạn sự ,lịch âm và lịch dương giúp bạn tra cứu lịch âm, lịch dương, xem ngày tốt xấu của 12 tháng trong năm Chính xác nhất.

Đây cũng là loại lịch mà người Á Đông cổ xưa lâu đời sử dụng nhiều nhất và chúng vẫn được sử dụng chủ yếu ở trong các tín ngưỡng tôn giáo như đạo phật, đạo hồi…

Đặc trưng của loại lịch này là sự liên tục của chu kỳ trăng tròn, nó hoàn toàn không gắn với các mùa trong năm. 

Đây là lý do khiến thời gian mỗi năm trong âm lịch của Hồi giáo ngắn khoảng 11 hay 12 ngày so với các nước sử dụng dương lịch. Lịch chỉ khớp với năm dương lịch sau mỗi 33 hoặc 34 năm Hồi giáo.

Âm Dương Lịch - Lịch Âm Dương

Âm dương lịch - Lịch âm dương là lịch được tính căn cứ theo cả chuyển động của Mặt Trăng và chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

Trong loại lịch này, các tháng được duy trì theo chu kỳ của Mặt Trăng, tuy nhiên cũng có trường hợp các tháng nhuận được thêm vào theo quy tắc nhất định để điều chỉnh các chu kỳ trăng cho ăn khớp với năm dương lịch. 

Hiện nay, người Việt Nam nhắc đến “âm lịch” là để chỉ nông lịch, một loại lịch được sử dụng phổ biến ở các quốc gia và khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.

Âm dương lịch - lịch âm dương là loại lịch được nhiều nền văn hóa sử dụng, trong đó ngày tháng của lịch chỉ ra cả pha Mặt Trăng (hay tuần trăng) và thời gian của năm Mặt Trời (dương lịch). Nếu năm Mặt Trời được định nghĩa như là năm chí tuyến thì âm dương lịch sẽ cung cấp chỉ thị về mùa; nếu nó được tính theo năm thiên văn thì lịch sẽ dự báo chòm sao mà gần đó trăng tròn (điểm vọng) có thể xảy ra. Thông thường luôn có yêu cầu bổ sung buộc một năm chỉ chứa một số tự nhiên các tháng, trong phần lớn các năm là 12 tháng nhưng cứ sau mỗi 2 (hay 3) năm lại có một năm với 13 tháng.

Về thực chất, cách tính loại âm dương lịch này là nhờ vào sự kết hợp của âm lịch thuần túy với thời điểm xảy ra tiết khí được tính theo dương lịch.

Công dụng của loại lịch này là để tính các ngày rằm, mùng 1, các lễ hội trọng đại trong một năm như Tết Nguyên Đán, rằm tháng bảy, Tết Trung thu… cũng như để chọn ngày tốt cho các công việc lớn như ma chay, cưới xin, xây sửa nhà cửa…

Đây cũng là loại lịch mà người Việt hay một số quốc gia châu á chịu ảnh hưởng từ văn hóa trung hoa hoặc thuộc khu vực đồng bằng Lưỡng Hà xa xưa thường sử dụng để tính toán thời gian, lễ tết, mùa màng, đồng thời cũng sử dụng trong mục đích tín ngưỡng, tôn giáo.

Tìm Kiếm: Xem ngày tốt, Xem ngày tốt xấu, xem ngày đẹp, ngày tốt, ngày đẹp, ngày xấu, coi ngày tốt, coi ngày đẹp, xem ngày tốt trực tuyến, xem ngày tốt xấu miễn phí, xem ngày tốt miễn phí, Xem ngày tốt xấu trực tuyến, xem ngày đẹp trực tuyến

Việt Nam sử dụng loại lịch nào?

Từ ngàn đời xưa Lịch là một công cụ giữ vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong tiềm thức của người Á Đông, không chỉ ở Trung Hoa có sự kiện vua ban lịch hàng năm cho thần dân, để thân dân theo đó mà thực hiện tế lễ, nông vụ; mà ở Việt Nam, lễ ban lịch hàng năm, hay còn gọi là Ban Sóc cũng diễn ra rất long trọng.

Qua các thời kỳ phong kiến, tuy các cơ quan làm lịch được thay đổi nhiều lần, thế nhưng đều được tổ chức rất quy củ. Các cơ quan này không chỉ làm lịch mà còn có nhiệm vụ dự báo thời tiết, quan sát thiên văn rồi làm khải tấu trình lên vua.

Trong 1000 năm Bắc thuộc cho tới năm 1054, tức thời vua Lý Thái Tông, nước ta sử dụng chung lịch với lịch của Trung Hoa.

Kể từ sau năm 1054, khi vua Lý Thánh tông đã lên ngôi, có tư liệu cho rằng nước ta đã bắt đầu tự soạn lịch riêng, dựa theo các phép lịch bên Trung Hoa.

Từ năm 1407, khi bị nhà Minh đô hộ, nước ta đã chuyển sang dùng lịch cùng với nhà Minh, mãi cho đến thời vua Gia Long, năm 1812.

Từ 1813 - 1945, khi Pháp cai trị nước ta, họ đã lập ra bảng đối chiếu lịch Dương với lịch Âm dương lấy từ Trung Quốc, trong khi nhà Nguyễn vẫn tự soạn và ban lịch riêng theo phép lịch thời Hiến (giống như nhà Thanh) ở Trung Kỳ.

Từ 1946 – 1967,  Việt Nam không tự biên soạn Lịch nữa, các nhà xuất bản dịch từ lịch Trung Quốc sang.

Từ 1968 – nay, sau khi trải qua nhiều lần thay đổi múi giờ, giờ chính thức của Việt Nam được công bố tính theo múi giờ số 7, trong khi đó, Trung Quốc lại tính theo múi giờ số 8, vì thế, Việt Nam tiếp tục tự biên soạn lịch riêng cho tới nay. Do vậy Việt Nam hiện nay sử dụng lịch là Lịch Âm Dương – kết hợp giữa lịch dương và lịch âm để sử dụng trong đời sống hàng ngày.

Quy luật của âm lịch Việt Nam

  • Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc
  • Một năm bình thường có 12 tháng âm lịch, một năm nhuận có 13 tháng âm lịch
  • Đông chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch
  • Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận
  • Việc tính toán dựa trên kinh tuyến 105° đông.

Việc cùng tồn tại hai hệ thống lịch này đã được người Việt Nam chấp nhận từ lâu. Giống với người Trung Quốc, Âm lịch Việt Nam có từ năm 2637 trước công nguyên, mỗi năm có 12 tháng gồm 29 hoặc 30 ngày mỗi tháng.

Một tháng âm lịch được xác định bằng khoảng thời gian cần thiết để mặt trăng hoàn thành chu kỳ Trăng đầy đủ là 29 ngày rưỡi, đó có nghĩa là độ dài tháng sẽ là 29 và 30 ngày luân phiên (được gọi tương ứng là thiếu và đủ). 12 tháng âm lịch được chia thành 24 tiết khí phân biệt theo bốn mùa và sự thay đổi thời tiết, tất cả đều có mối quan hệ chặt chẽ với chu kỳ làm nông nghiệp hàng năm. 

Vậy 24 tiết khí là gì? Sau khi quan sát chuyển động của mặt trời, người xưa đã tìm ra ngày dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm, lần lượt là Hạ chí và Đông chí . Sử dụng hai sự kiện hàng năm này, một năm theo lịch âm được chia thành 24 phần bằng nhau tương ứng với 24 tiết khí trong nông lịch. 24 tiết khí cho thấy sự hiểu biết của mọi người về bốn mùa, khí hậu và nông nghiệp. Bảng dưới đây là 24 tiết khí và ngày bắt đầu của nó theo dương lịch:

  • Mùa Xuân
Tiết khí Ý nghĩa Ngày dương lịch
Lập Xuân Ngày bắt đầu mùa xuân Từ ngày 04 tới 05 tháng 02
Vũ Thủy Mưa ấm Từ ngày 18 tới 19 tháng 02 
Kinh Trập Sâu nở Từ ngày 05 tới 06 tháng 03 
Xuân Phân Giữa Xuân Từ ngày 02 tới 21 tháng 03
Thanh Minh Trời trong sáng Từ ngày 04 tới 05 tháng 04 
Cốc Vũ Mưa rào Từ ngày 20 tới 21 tháng 04
  • Mùa Hạ
Tiết khí Ý nghĩa Ngày dương lịch
Lập Hạ Bắt đầu mùa hè Từ ngày 05 tới 06 tháng 05
Tiểu Mãn Lũ nhỏ, duối vàng Từ ngày 21 tới 22 tháng 05
Mang Chủng Chòm sao tua rua mọc Từ ngày 05 tới 06 tháng 06
Hạ Chí Giữa hè Từ ngày 21 tới 22 tháng 07
Tiểu Thử Nóng nhẹ Từ ngày 07 tới 08 tháng 07
Đại Thử Nóng oi Từ ngày 22 tới 23 tháng 07
  • Mùa Thu
Tiết khí Ý nghĩa Ngày dương lịch
Lập Thu Bắt đầu mùa thu Từ ngày 07 tới 08 tháng 08
Xử Thử Mưa ngâu Từ ngày 23 tới 24 tháng 08
Bạch Lộ Nắng nhạt Từ ngày 07 tới 08 tháng 09
Thu Phân Giữa thu Từ ngày 23 tới 24 tháng 09
Hàn Lộ Mát mẻ Từ ngày 08 tới 09 tháng 10
Sương Giáng Sương mù xuất hiện Từ ngày 23 tới 24 tháng 10
  • Mùa Đông
Tiết khí Ý nghĩa Ngày dương lịch
Lập Đông Bắt đầu mùa đông Từ ngày 07 tới 08 tháng 11
Tiểu Tuyết Tuyết xuất hiện Từ ngày 22 tới 23 tháng 11
Đại Tuyết Tuyết dầy Từ ngày 07 tới 08 tháng 12
Đông Chí Giữa đông Từ ngày 21 tới 22 tháng 12
Tiểu Hàn Rét nhẹ Từ ngày 05 tới 06 tháng 01
Đại Hàn Rét đậm Từ ngày 20 tới 21 tháng 01

Phân tích các tiết khí trong bảng trên đây có thể nhận thấy chúng có liên quan đến các yếu tố khí hậu và thời tiết rất đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Trong quá khứ người ta ứng dụng để tính toán thời điểm gieo trồng ngũ cốc sao cho phù hợp với các điều kiện thời tiết và khả năng sinh trưởng của cây. Tuy vậy nó cũng áp dụng được cho các vùng lân cận như khu vực phía bắc Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên,.v.v. 

Mùa trong năm

Người ta phân chia mùa trong năm dựa vào sự thay đổi chung nhất của chu kỳ thời tiết. Ở miền bắc Việt Nam và các vùng ôn đới và vùng cực một năm có bốn mùa: mùa Xuân, mùa Hạ (hay mùa hè), mùa Thu, mùa Đông. Ở Miền nam Việt Nam và các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới một năm chỉ chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, dựa trên lưu lượng mua có sự thay đổi đáng kể so với sự thay đổi của nhiệt độ.

Một số khu vực nhiệt đới khác thì chia làm 3 mùa: mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh. Người Ai cập cổ đại chia một năm làm 3 mùa: mùa ngập lụt, mùa cày cấy và mùa gieo hạt. Theo tiết khí trong lịch Phương Đông thì các mùa bắt đầu bằng tiết khí có chữ “lập” trước tên mùa: ví dụ mùa Xuân bắt đầu bằng tiết khí lập xuân. Tại các nước Phương tây và theo thiên văn học mùa được phân định bằng các thời điểm như điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phân và điểm đông chí. 

Một số nước trên thế giới đang sử dụng loại lịch này bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Triều tiên. Lịch âm dương có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, các hoạt động sản xuất của một số ngành như hàng hải, ngư nghiệp, khai thác muối...đều không thể tách rời. Sử dụng lịch âm dương để xem ngày tốt xấu xuất hành, khai trương, động thổ, làm nhà, cưới hỏi...

Cách xem lịch âm dương

Để xem lịch âm dương chúng ta có nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản sẽ sử dụng phương pháp truyền thống đó là dùng lịch treo tường và cách số 2 dùng ứng dụng lịch âm dương qua smartphone. Ngoài ra, chúng ta sử dụng các website xem lịch âm dương để tra cứu ngày giờ dương lịch và âm lịch. XEM BOI TU VI là website xem lịch âm dương chính xác hàng đầu hiện nay giúp xem nhanh âm lịch hôm nay, ngày giờ tốt xấu, hướng di chuyển, khai trương, động thổ, xuất hành, xem ngày cưới hỏi...

Lịch âm dương có thể xem được lịch tháng, tìm ngày tốt giờ tốt trong năm để khởi sự mọi việc được như ý. Sử dụng lịch để xem ngày tốt xấu xuất hành, khai trương, động thổ, làm nhà, cưới hỏi… việc nên làm nên tránh trong ngày, cung cấp thông tin đầy đủ cho bạn một ngày tốt lành nhất.

Ngoài ra lịch âm dương còn là một trong những công cụ hữu ích giúp bạn xem giờ hoàng đạo, hắc đạo trong ngày, chuyển đổi ngày âm lịch sang dương lịch và ngược lại.

Ông bà ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì thế mà người Việt trước khi làm những việc quan trọng như động thổ, khai trương, xuất hành, làm lễ tân gia, cưới hỏi... thường có thói quen xem lịch âm dương, lịch vạn niên, lịch vạn sự để biết ngày giờ tốt xấu, việc nên làm, việc cần kiêng kị...

Với ứng dụng xem lịch âm dương, lịch vạn niên, âm lịch hôm nay này, bạn sẽ được cung cấp 3 chức năng như sau:

Chức năng Xem lịch âm hôm nay: Bạn sẽ dễ dàng biết được hôm nay là ngày bao nhiêu trong âm lịch cùng các thông tin như theo lịch âm thì hôm nay là ngày tốt hay ngày xấu, những giờ nào là giờ tốt (giờ hoàng đạo), các việc nên làm và nên tránh trong ngày, hướng xuất hành tốt... Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng chọn một ngày bất kì khác để xem trước thông tin và lên kế hoạch cho những dự định của mình sao cho thuận lợi nhất.

Chức năng xem Lịch tháng: Bạn có thể dễ dàng theo dõi lịch âm dương theo từng tháng. Ứng dụng sẽ hiển thị mặc định từ tháng 1 đến tháng 12 của năm hiện tại. Ở mỗi tháng, bạn có thể chọn dấu mũi tên phải để xem thông tin lịch âm dương của tháng đó trong các năm tới, hoặc chọn dấu mũi tên trái để xem thông tin lịch âm dương của tháng đó vào các năm trước. Khi bạn ấn vào một ô ngày bất kì trong tháng, bạn cũng sẽ xem được các thông tin chi tiết về ngày tốt xấu (ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo), giờ hoàng đạo, các sao tốt, sao xấu... của ngày đó.

Chức năng Đổi ngày: Bạn có thể dễ dàng đổi từ ngày dương lịch sang âm lịch và ngược lại, đồng thời ứng dụng cũng sẽ tự động cung cấp các thông tin lịch ngày tốt, ngày xấu của hôm đó cho bạn.

Tìm kiếm: tử vi trọn đời, xem tử vi trọn đời, xem tử vi trọn đời miễn phí, xem tử vi trọn đời theo giờ sinh, xem bói tử vi trọn đời, bói tử vi trọn đời

Năm nhuận là gì? Tại sao lại có năm nhuận? 

Do 1 chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất là 29,53 ngày nên 1 năm chỉ có 354 ngày, ít hơn một năm dương lịch có 365,25 ngày. Do vậy, cứ sau 3 năm thì lịch âm phải bổ sung 1 tháng nhuận để đảm bảo năm âm lịch tương đối phù hợp với chu kỳ của thời tiết, là yếu tố phụ thuộc vào chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Để xác định được một năm nào đó là năm nhuận theo Âm lịch thì ta chỉ cần lấy năm đó đem chia cho 19, nếu số dư là một trong các số 0,3,6,9 hoặc 11,14,17 thì năm đó là năm nhuận theo lịch âm. Tuy nhiên để xác định tháng nhuận theo lịch âm thì khó hơn nhiều. Theo các nhà lịch pháp việc tính toán này rất phức tạp và phải có kinh nghiệm tính và lập thành bảng để tuân theo. Không có một công thức tính toán đơn giản như tính năm nhuận.

Khác với thế kỷ 100 năm của phương tây, lịch Việt Nam được chia thành các thời kỳ 60 năm gọi là “Hồi” hay “Lục thập hoa giáp”. Các năm được đặt tên theo chu kỳ của 10 Thiên Can và chu kỳ của 12 Địa Chi. Mỗi năm được đặt tên theo cặp của một can và một chi gọi là Can Chi như bảng bên dưới:

1, Giáp Tý 11, Giáp Tuất 21, Giáp Thân 31, Giáp Ngọ 41, Giáp Thìn 51, Giáp Dần
2, Ất Sửu 12, Ất Hợi 22, Ất Dậu 32, Ất Mùi 42, Ất Tỵ  52, Ất Mão
3, Bính Dần 13, Bính Tý 23, Bính Tuất 33, Bính Thân 43, Bích Ngọ 53, Bích thìn
4, ĐInh Mão 14, Đinh Sửu 24, Đinh Hợi 34, Đinh Dậu 44, Đinh Mùi 54, Đinh Tỵ 
5, Mậu Thìn 15, Mậu Dần 25, Mậu Tý 35, Mậu Tuất 45, Mậu Thân 55, Mậu Ngọ
6, Kỷ Tỵ 16, Kỷ Mão 26, Kỷ Sửu 36, Kỷ Hợi 46, Kỷ Dậu 56, Kỷ Mùi
7, Canh Ngọ 17, Canh Thìn 27, Canh Dần 37, Canh Tý 47, Canh Tuất 57, Canh Thân
8, Tân Mùi 18, Tân Tỵ  28, Tân Mão 38, Tân Sửu 48, Tân Hợi 58, Tân Dậu
9, Nhâm Thân 19, Nhâm Ngọ 29, Nhâm Thìn 39, Nhâm Dần 49, Nhâm Tý 59, Nhâm Tuất
10, Quý Dậu 20, Quý Mùi 30, Quý Tỵ 40, Quý Mão 50, Quý Sửu 60, Quý Hợi

Chu kỳ 10 năm là Can hay Thiên Can hay Thập Can có đúng mười (10) can khác nhau và được phối hợp trong âm dương ngũ hành. Danh sách 10 can lần lượt là: 

  1. Giáp – hành mộc
  2. Ất – hành mộc
  3. Bích – hành hỏa
  4. Đinh – hành hỏa
  5. Mậu – hành thổ
  6. Kỷ - hành thổ
  7. Canh – hành kim
  8. Tân – hành kim
  9. Nhâm – hành thủy
  10. Quý – hành thủy

Chu kỳ 12 năm là Chi hay Địa Chi hay Thập Nhị Chi tương ứng với 12 con giáp. Đây là 12 con vật của hoàng đạo Trung Quốc được dùng để chỉ bốn mùa, phương hướng, năm, tháng, ngày, giờ của người xưa (gọi là canh, 1 canh bằng 2 giờ hiện tại). Danh sách 12 chi:

  1. Tý – con chuột
  2. Sửu – con trâu
  3. Dần – con hổ
  4. Ất – con mèo (con mão)
  5. Thìn – con rồng
  6. Tỵ - con rắn
  7. Ngọ - con ngựa
  8. Mùi – con dê
  9. Thân – con khỉ
  10. Dậu – con gà
  11. Tuất – con chó
  12. Hợi – con lợn

Tìm Kiếm:  Tử vi hàng ngày, tử vi ngày mới, tử vi hôm nay, tử vi ngày mai, xem tử vi hàng ngày, xem tử vi hôm nay, tử vi hàng ngày 12 con giáp, tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo, tử vi ngày mới 12 con giáp, tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo, tử vi hôm nay 12 con giáp, tử vi hôm nay 12 cung hoàng đạo, tử vi ngày mai 12 con giáp, tử vi ngày mai 12 cung hoàng đạo

LỊCH ÂM DƯƠNG THEO WIKIPEDIA.ORG:

Âm dương lịch là loại lịch được nhiều nền văn hóa sử dụng, trong đó ngày tháng của lịch chỉ ra cả pha Mặt Trăng (hay tuần trăng) và thời gian của năm Mặt Trời (dương lịch). Nếu năm Mặt Trời được định nghĩa như là năm chí tuyến thì âm dương lịch sẽ cung cấp chỉ thị về mùa; nếu nó được tính theo năm thiên văn thì lịch sẽ dự báo chòm sao mà gần đó trăng tròn (điểm vọng) có thể xảy ra. Thông thường luôn có yêu cầu bổ sung buộc một năm chỉ chứa một số tự nhiên các tháng, trong phần lớn các năm là 12 tháng nhưng cứ sau mỗi 2 (hay 3) năm lại có một năm với 13 tháng.

Âm lịch là loại lịch dựa trên các chu kỳ của tuần trăng. Loại lịch duy nhất trên thực tế chỉ thuần túy sử dụng âm lịch là lịch Hồi giáo, trong đó mỗi năm chỉ chứa đúng 12 tháng Mặt Trăng. Đặc trưng của âm lịch thuần túy, như trong trường hợp của lịch Hồi giáo, là ở chỗ lịch này là sự liên tục của chu kỳ trăng tròn và hoàn toàn không gắn liền với các mùa. Vì vậy năm âm lịch Hồi giáo ngắn hơn mỗi năm dương lịch khoảng 11 hay 12 ngày, và chỉ trở lại vị trí ăn khớp với năm dương lịch sau mỗi 33 hoặc 34 năm Hồi giáo. Lịch Hồi giáo được sử dụng chủ yếu cho các mục đích tín ngưỡng tôn giáo. Tại Ả Rập Xê Út lịch cũng được sử dụng cho các mục đích thương mại.

Phần lớn các loại lịch khác, dù được gọi là “âm lịch”, trên thực tế chính là âm dương lịch. Điều này có nghĩa là trong các loại lịch đó, các tháng được duy trì theo chu kỳ của Mặt Trăng, nhưng đôi khi các tháng nhuận lại được thêm vào theo một số quy tắc nhất định để điều chỉnh các chu kỳ trăng cho ăn khớp lại với năm dương lịch. Hiện nay, trong tiếng Việt âm lịch thường được dùng để chỉ nông lịch. Đó là một loại âm dương lịch chứ không phải âm lịch thuần túy. Do Việt Nam hiện nay dùng múi giờ UTC+7 để tính nông lịch, trong khi Trung Quốc thì dùng múi giờ UTC+8 nên ngày tết nguyên đán theo nông lịch Việt Nam và Trung Quốc đôi khi không ứng với cùng một ngày Tây lịch. Do âm lịch thuần túy chỉ có 12 tháng âm lịch (tháng giao hội) trong mỗi năm, nên chu kỳ này (354,367 ngày) đôi khi cũng được gọi là năm âm lịch.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Lịch

https://vi.wikipedia.org/wiki/Dương_Lịch

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nông_lịch

https://vi.wikipedia.org/wiki/Âm_lịch

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn không còn phải phân vân với những câu hỏi như hôm nay bao nhiêu âm, hôm nay ngày mấy âm, lịch âm ngày ... có tốt không... và sẽ là một trong những nguồn tham khảo hữu ích để giúp bạn chọn được một ngày tốt, may mắn, thuận lợi cho các công việc quan trọng của mình.

Tìm kiếm nhiều:  lịch âm dương, lịch âm dương hôm nay, lịch âm dương năm 2022, lịch âm và dương, xem lịch âm dương, đổi lịch âm dương, coi lịch âm dương, tra lịch âm dương, xem lịch âm hôm nay, tra lịch âm hôm nay, xem âm lịch, lịch âm hôm nay