Tìm hiểu ý nghĩa bí ẩn và nguồn gốc của các lá bài tây

Chúng ta trong cuộc sống hàng ngày đã quá quen thuộc với những lá bài trong bộ bài tây rồi, Những bộ bài Tây đã trở nên rất đỗi thân thuộc với cuộc sống hàng ngày, chúng xuất hiện gần như mọi nơi trên thế giới từ châu  u, châu Á đến châu Phi, châu Mỹ với muôn ngàn thể lệ, cách thức chơi, sử dụng khác nhau. Nhưng không phải ai cũng biết được bí ẩn đằng sau các lá bài. Trong chiêm tinh học, xem bói tâm linh thì mỗi lá bài đều có một ý nghĩa riêng biệt và chưa đựng những bí ẩn ở trong nó, vậy ý nghĩa bí ẩn và nguồn gốc của các lá bài tây như thế nào? Cùng XEM BOI TU VI chúng tôi tìm hiểu nhé.

Trong bộ bài Tây, quân bài quyền lực nhất chính là quân Át. Đây chính là nguồn gốc của câu thành ngữ “quân át chủ bài”

Nguồn gốc bộ bài tây

Người ta ghi nhận việc người châu Âu sử dụng bộ bài Tây ngày nay từ năm 1418. Các lá bài Vua, Hoàng hậu hay Tướng lĩnh được in và tạo hình rất đẹp và đắt tiền. Các mẫu lá bài và cách chơi cũng được thay đổi tùy từng quốc gia. Đôi khi, chúng được dùng vào việc bói toán hay ảo thuật nhiều hơn là chơi giải trí.

Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn không thể biết được ai là người sáng tạo ra những lá bài này hay chúng ra đời vào năm bao nhiêu. Chỉ biết nó trở nên "bùng nổ" vào khoảng thế kỷ 13-14, khi ngành công nghiệp bài tây phát triển mạnh để phục vụ nhu cầu của các tầng lớp, trong đó có cả quý tộc.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC ONLINE

Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Đỉnh Cao Cuộc Đời...

(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Thú chơi bài Tây được đón tiếp nồng nhiệt ở Venice, rồi Tây Ban Nha, Anh, Pháp. Thậm chí giới vua chúa trong triều đình Pháp thích chơi bài này đến nỗi có một sắc lệnh ban bố cấm giới dân đen không được chơi. Đến thế kỉ 16, 17, bài Tây mới được phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp dân chúng.

Ngày nay, bài Tây là một loại hình giải trí phổ biến trên thế giới. Ở các nền văn hóa khác nhau, các thể loại trò chơi, luật chơi bài cũng được thay đổi ít nhiều, tuy nhiên hình dạng cơ bản của các quân bài trên toàn thế giới hầu như không có sự thay đổi.

tim-hieu-y-nghia-bi-an-va-nguon-goc-cua-cac-la-bai-tay

Ý nghĩa các chất và lá bài trong bộ bài tây

Không phải ngẫu nhiên mà 1 bộ bài tây luôn có đủ 52 cây hay vì sao chúng được chia thành 4 chất khác nhau. Về mặt lịch sử, nó được cho là có liên quan tới những truyền thuyết thần bí của triết học Kabbalah và Hermetic.

Một bộ bài có 52 lá, tượng trưng cho 52 tuần trong một năm. Bốn chất cơ, rô, bích, tép cũng tượng trưng cho bốn mùa xuân hạ thu đông, sự tuần hoàn đều đặn của thời gian.

Ý nghĩa hình ảnh các 4 chất trong bộ bài

Lúc đầu 4 nước bài có dạng là TIM, CHUÔNG, LÁ và QUẢ SỒI, đến thế kỷ 14 người ta thay thế bằng hình ảnh, TIỀN, CỐC, KIẾM và GẬY. Bốn nước bài này được giữ suốt trong 200 năm và chúng mang đặc tính của thời phong kiến. Mãi sau này bốn nước bài mới được đổi thành: TIM, CƠ, CÁNH CHUỒN, NGỌN GIÁO (mà ta vẫn quen gọi là CƠ, RÔ, CHUỒN (TÉP), BÍCH do bắt chước lối phát âm).

CƠ (trái tim) có nghĩa là tâm hồn cao thượng, sự thanh cao. Cơ đại diện cho chén, nước, sức mạnh của tiềm thức và việc chữa bệnh. Chất cơ cũng đại diện cho sự sinh sôi.

RÔ (ca rô) có nghĩa là sự giàu có, quyền lực của giới thương nhân (Rô hình thoi làm người ta nhớ đến các viên ngói lợp trên các ngôi nhà mà giới thương nhân đến bàn bạc chuyện làm ăn). Chất Rô biểu hiện lá chắn, đất, sức mạnh, độ bền và sự phong phú; là đại diện cho các biểu tượng.

CHUỒN được xem là tượng trưng cho giới nông dân nhưng thực sự nó chỉ đơn giản thể hiện hình một chiếc lá cánh chuồn. Chất Tép đại diện cho đũa thần, lửa, ý chí, chuyển đổi hay sự hợp nhất.

Còn BÍCH không tượng trưng cho giai cấp nông dân hoặc công nhân mà người ta chọn nước Bích vì việc sử dụng giáo mác khá phổ biến vào thời đó. Chất Bích biểu thị thanh kiếm, không khí, sức mạnh của hơi thở và tâm trí. Đây cũng là đại diện cho một sự sinh sôi.

Bí ẩn lá bài Joker, Át và 9 Rô

Lá Joker

Ngoài 52 quân bài chính thức, bộ bài Tây thường có 2 quân bài phụ còn gọi tên là Joker, tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Nếu xem mỗi quân Joker là 1 điểm, J là 11 điểm, Q là 12 điểm và K là 13 điểm thì tổng số điểm trong 53 lá bài là 365 – tương ứng với số ngày trong năm. Còn nếu cộng tổng 54 lá thì số điểm sẽ là 366 – số ngày trong 1 năm nhuận.

Hình vẽ Joker trên những lá bài này khác nhau tùy vào nơi phát hành bộ bài. Hình trên lá Joker thường là một chú hề. Thông thường, một lá Joker sẽ có màu trắng đen, lá còn lại có màu sắc đầy đủ. Trong những trò cần phải so sánh lá Joker với nhau, Joker có màu thường mạnh hơn Joker trắng đen.

Nhiều trò chơi bài hoàn toàn không dùng đến những lá này; những trò khác, như biến thể 25 lá của Euchre (bài u-cơ), lại xem Joker là một trong những lá bài quan trọng nhất trong trò chơi.

Quân Át quyền lực

Trong bộ bài Tây, quân bài quyền lực nhất chính là quân Át. Đây chính là nguồn gốc của câu thành ngữ “quân át chủ bài” ý chỉ những nhân vật quan trọng nhất, có quyền lực và sức mạnh to lớn nhất. Trong tiếng Latin, Ace có nghĩa là số 1, nhà vô địch, người bất bại.

Lá bài 9 Rô - tai họa của xứ Scotland

Trong một thời gian dài, quân bài 9 Rô đã được gọi là “tai họa của xứ Scotland”. Có giả thiết cho rằng chính trên lá bài 9 Rô, công tước Cumberland (1721-1765) đã viết lệnh tàn sát các tù binh bị thương sau trận Culloden (1746). 

Một lời giải thích khác nói, trong một kiểu chơi bài do bà Marie, hoàng hậu của xứ Scotland đề xướng, con 9 Rô được xem là quân bài chủ cần tìm kiếm và người dân Scotland thích chơi kiểu bài này đến nỗi nhiều gia đình phải tan gia bại sản và thế là từ đó con số 9 Rô được biết đến dưới tên “tai họa”.