Xuất gia là gì?

Xuất gia là gì? Nếu muốn xuất gia thì cần những điều kiện gì? Xuất gia, tiếng Phạn là Pravrajya, là để chỉ người theo Phật giáo, từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh, không màng danh lợi hay dục lạc, chỉ mong cầu giải thoát; họ ở trong rừng hay những nơi thanh tịnh, xa rời đời sống thế tục.

Xuất gia hiểu đơn giản đó chính là rời khỏi nhà. Tuy nhiên trong Phật giáo, xuất gia bao gồm các ý nghĩa sau:

Xuất thế tục gia: Là những người đã quyết tâm dứt áo ra đi. Bỏ lại sau lưng tình yêu và gia đình để ra đi tìm chân lý, tìm đạo hay để phụng sự.

Xuất phiền não gia: Là thông qua quá trình tu tập, người này đã vứt bỏ được mọi phiền não, tham lam, sân si, ích kỷ, đố kỵ, thù hận, ghen tuông, thủ đoạn, lừa đảo,... tất cả những thói hư tật xấu này đều đã được người này điều phục.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC ONLINE

Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Đỉnh Cao Cuộc Đời...

(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Xuất tam giới gia: Khi đã chấm dứt mọi phiền não, vượt ra ngoài sự chi phối, ràng buộc của ba cõi là dục giới, sắc giới, vô sắc giới, giúp giải thoát con người ra khỏi cuộc đời này.

Một người có đầy đủ 3 điều này thì mới gọi là xuất gia. Một người ra khỏi nhà nhưng chưa chắc đã ra khỏi phiền não, mà phiền nào còn chưa ra khỏi thì làm sao là ra khỏi tam giới?

Người ta cứ nghĩ rằng người xuất gia là đã đi vào ngõ cụt của cuộc đời, là yếu đuối, là chạy trốn, không còn đường đi mới nương nhờ cửa Phật. Vậy rốt cuộc thì xuất gia là gì? Phải chăng xuất gia là yếu đuối, là chạy trốn cuộc đời?

Xuất gia thì cần những điều kiện gì?

xuat-gia-thi-can-nhung-dieu-kien-gi

Xuất gia là gì? Nếu muốn xuất gia thì cần những điều kiện gì?

Ý nghĩa của việc xuất gia

Chúng ta thường thấy trong phim ảnh, tuồng chèo cải lương hay những bài hát đều xây dựng hình ảnh một người xuất gia do gặp phải những bế tắc trong công việc, tình yêu và cuộc sống, hay những ông bà lão bị con cháu ruồng bỏ mới nương nhờ cửa Phật. Khi ấy ngôi chùa giống như là một viện dưỡng lão, cô nhi viện hay một nhà tình thương dành cho những con người yếu đuối không biết bấu víu vào đâu. Điều này khiến nhiều người nghĩ rằng những người đi tu, xuất gia đều là những người như thế. Đây là những ý nghĩ hết sức tiêu cực của những người không hiểu đúng về đạo Phật.

Đi tu là một con đường hy sinh chứ không trốn chạy ai cả. Ở đây không ai thiếu nợ mà phải đi tu. Cũng không ai trốn chạy điều gì. Nhưng trước hết muốn đi tu thì cần phải hy sinh.

Người đi tu trước hết là người biết hy sinh cho gia đình, hy sinh tình cảm riêng, vứt bỏ sự nghiệp, rời xa gia đình, vợ chồng, con cái, không còn tha thiết mùi đời, hy sinh tất cả những nhu cầu riêng tư của bản thân để một lòng hướng về Phật Pháp, quy y tam bảo. Người tu hành đặc biệt phải biết kiềm chế tình cảm riêng tư của bản thân. Đừng vội nghĩ một người tu hành thì không có tình cảm. Trên đời này ngoài người điên và bậc chứng thánh thì không có ai là không có tình cảm cả. Nhưng với một người tu hành thì cần phải biết vứt bỏ đi tình cảm riêng để vì cái chung. Chiến thắng bản ngã để sớm tu thành chính quả.

Tương truyền khi Thái tử Tất Đạt Đa đi dạo quanh 4 cửa thành, ngài đã vô tình chứng kiến được những cảnh đau khổ trong nhân gian. Sau đó, Thái tử xin phép vua cha cho xuất gia nhưng đã bị ngăn cảm. Người đã ra 4 điều kiện nếu như Vua cha đáp ứng được thì ngài sẽ không đi tu, đó là:

“Làm sao cho con trẻ mãi không già.

Làm sao cho con mãnh mãi không đau.

Làm sao cho con sống hoài không chết.

Làm sao cho mọi người hết khổ”.

xuat-gia-thi-can-nhung-dieu-kien-gi

Xuất gia là gì?

Cho nên Đức Phật xuất gia cũng là bởi tình yêu thương rộng lớn với thế gian, ngài đã hy sinh tình cảm và cuộc sống cá nhân của ngài để đi tìm chân lý cho con người thoát khỏi bể khổ.

Xin đừng cho rằng việc xuất gia là chuyện đơn giản. Con người nhờ gieo trồng được hạt giống bồ đề nhiều đời nhiều kiếp nên mới có đủ động lực để xuất gia. Nếu nói việc xuất gia là việc dễ và con đường tu thành chính quả là dễ thì trần gian ai cũng làm được hết đó.

Hơn thế nữa, không phải ai xuất gia cũng hiền lành, muốn mắng gì thì mắng, ai nói gì cũng phải nghe. Rồi thấy một nhà tu như vậy là thấy hiền lành, tội nghiệp, đáng thương. Một nhà tu hành không phải để cho người ta tội nghiệp bằng cách đó. Nếu chúng ta sống như vậy, không thể thành một nhà tu, chúng ta sẽ không phải là một trốn để chúng sinh nương tựa.

Bậc cổ đức từng dạy: “Kim sanh bất liễu đạo, phi mao đới giác hoàn”. Bước vào con đường tu hành là bắt buộc phải hy sinh và làm những việc có ý nghĩa, có lợi cho đời, cho đạo. Đối với một nhà tu, không có nói phân bua gì về điều đó cả. Tất cả các nhà tu đều phải xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, mục đích là như vậy.

Xuất gia đi tu là nguyện sống suốt đời với giáo lý đạo Phật, mang trái tim từ bi sưởi ấm cho chúng sinh và làm những việc cao thượng, hàng ngày tu thiền, tụng kinh niệm Phật, đọc sách để thanh lọc tâm lý.

Điều kiện để xuất gia

Ngoài ý chí nguyện vọng của chính bản thân mỗi người, người muốn xuất gia nếu là trẻ vị thành niên thì cần phải được sự cho phép của cha mẹ, nếu đã kết hôn thì cần phải được sự cho phép của vợ hoặc chồng và chính quyền địa phương thường trí. 

Trong điều 28 chương VI của nội quy ban Tăng sự Trung ương mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hiến chương Phật giáo đã quy định như sau:

a. Là công dân tốt, không vi phạm pháp luật. Tự tay viết đơn phát nguyện, ghi rõ lý do và nguyện vọng phát tâm xuất gia.

b. Người xin xuất gia phải đầy đủ các căn (bộ phận cơ thể), thể chất lành mạnh, không bị bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần và có phiếu khám sức khỏe tốt.

c. Nếu Nam Nữ Phật tử dưới 16 tuổi (tính theo khai sinh), thì do cha mẹ hoặc người giám hộ làm đơn ký thác cho vị trụ trì cơ sở Tự, Viện. Nếu nam nữ Phật tử đã có gia thất, muốn xuất gia phải có giấy ly hôn do Tòa án cấp và theo các quy định tại mục a, b, c, d điều 28 chương VI của Nội quy này.

d. Thông qua ý kiến chấp thuận của Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện.

e. Được Tăng, Ni trụ trì cơ sở Tự, Viện nơi người xuất gia đến cư trú và tu hành bảo lãnh.

f. Các nam nữ Phật tử tại địa phương có nhân duyên xuất gia, tu học phải được vị trụ trì, Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện cùng (chính quyền) địa phương chấp thuận. Ban Đại diện Phật giáo phải báo trình Ban Tăng sự cấp Tỉnh được tri tường.

g. Các nam nữ Phật tử từ địa phương này đến địa phương khác (ngoài Tỉnh) xuất gia tu học, phải được Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện đề xuất, Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh chấp thuận.

h. Việc nhận người vào tu hành tại cơ sở Tự, Viện phải thực hiện theo quy định của điều 21 chương III Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và điều 22 mục 2 chương IV Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

i. Nam nữ Phật tử có đầy đủ thủ tục xuất gia được Ban Tăng sự cấp Tỉnh cấp giấy chứng nhận xuất gia theo mẫu do Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN ban hành.

xuat-gia-thi-can-nhung-dieu-kien-gi

Nếu muốn xuất gia thì cần những điều kiện gì?

Tập sự để xác lập lý tưởng

Thông thường, những ai muốn xuất gia phải trải qua thời gian thực tập xuất gia từ ba tháng cho đến sáu tháng. Tùy theo mỗi người tập sự, thầy trụ trì hay thầy bổn sư có thể quan sát được cách người đó nói năng, hành động,... xem họ có thật sự muốn quy y Tam Bảo hay không, chí nguyện, lý tưởng có lớn hay không. Đây là một là sự thử thách cần thiết đối với mỗi ngày tu hành.

Tại chùa Hoằng Pháp, Phật tử được trụ trì chấp thuận cho xuất gia khi đã hoàn thành thời gian thực tập xuất gia là 6 tháng, phải có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc phải 32 chướng nạn của người xuất gia và học thuộc các thời khóa tụng kinh, công phu như: Chú Lăng Nghiêm, Kinh Nhật Tụng và các nghi thức sử dụng chuông, trống, mõ... thì mới chính thức bước vào con đường xuất gia.

Phật pháp luôn chiếu sáng cho tất cả chúng ta, nhất là với những người xuất gia tu hành. Người xuất gia là những người có đạo đức, giàu lòng vị tha, thương yêu chúng sinh, họ hy sinh cho đạo, cho đời, mà quên đi mất những nhu cầu riêng của bản thân mình. Vì thế họ đáng nhận được sự trân trọng, kính mến và ủng hộ từ phía mọi người.