Vô ngã là gì?

Vô ngã là gì? Thuyết vô ngã trong tư tưởng Phật giáo? Vô ngã là một trong những học thuyết quan trọng của Phật giáo, giải thích về sự không tồn tại trường tồn của một thứ gì đó, không có bản ngã, tức "không phải là ta".

Thuyết vô ngã trong tư tưởng Phật giáo?

Vô ngã là gì?

Vô ngã là một trong những thuyết quan trọng trong Phật giáo, là một thuật ngữ quen thuộc mang đặc tính "không". Trong ngôn ngữ thường ngày, khi xưng hồ con người thường sử dụng đại từ nhân xưng ta, tôi, mình,... do đó với định nghĩa "vô ngã" mà nói, cảm thấy rất vô lý. Với nhiều người không hiểu hoặc không biết giáo lý đạo Phật, khi nghe về vô ngã thường rất hoang mang, và ngay cả một số người đang tu hành cũng không hiểu vô ngã.

Trong từ điển Phật học của tác giả Đoàn Trung Căn, "vô ngã" được định nghĩa như sau: "Vô ngã là không có cái bản ngã, cái bản thể. Không thấy, không nhận rằng có một thể nhất định; một cái tưởng, một cái dụng chủ thể như: vô nhân ngã, vô tự ngã, vô pháp ngã – tức là đối với người, đối với mình, đối với vạn vật, không chấp có một cái thân thể trường tồn nhất định, mà chỉ cho rằng: Một cái thân ngũ uẩn đang tạm thời hòa hợp".

thuyet-vo-nga-trong-tu-tuong-phat-giao

Ngã (hay cái Ta) theo tư tưởng thời Đức Phật mang hàm ý chủ thể hay linh hồn, trong đó "chủ" là có quyền định đoạt, tự do tự tại còn "tể" là có thể sắp đặt, điều hành. Vô ngã (anatta) theo nghĩa đen là "không có ta", còn theo nghĩa bóng có thể hiểu là "vô tự tính", tức là "không phải là ta, không phải là của ta". Vô ngã có thể bị hiểu nhầm là không tồn tại, thế nhưng đây không phải là điều mà đức Phật đã chỉ dạy.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC ONLINE

Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Đỉnh Cao Cuộc Đời...

(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Trong giáo lý Phật giáo, vô ngã cùng vô thường và khổ là Tam pháp ấn - 3 con ấn đánh dấu toàn bộ giáo lý. Vô ngã là yếu tố quan trọng để phát triển tâm trí cũng như được sử dụng để trải nghiệm Niết-bàn, nhờ vậy mới có thể thấu hiểu những lời răn dạy của Đức Phật. Vô ngã là tiến trình tu tập, giúp cho tâm trí không còn chấp trước vào những sự vật, hiện tượng gây đau khổ, phiền muộn.  

Vô ngã trong tư tưởng Phật giáo

Sau khi thành đạo dưới gốc bồ đề, Đức Phật đã đi tìm những người bạn đồng tu trước kia là 5 anh em Kiều Trần Như và thuyết cho họ bài pháp đầu tiên là kinh Chuyển Pháp Luân nói về Tứ diệu đế. Sau đó, tôn giả Kiều Trần Như đã chứng quả Tu-đà-hoàn, sau đó 4 vị còn lại cũng lần lượt chứng quả. Trước đó, họ không rõ nguyên nhân vì sao sinh ra khổ, tu mãi mà không thấy thoát khổ, chỉ đến khi hiểu rõ Tứ đế mới có thể khiến mọi tà kiến tiêu tạn, đạt được con mắt pháp thanh tịnh và nhìn thấy dấu đạo. Tu-đà-hoàn là quả "Kiến đạo" - quả thánh đầu tiên trong 4 quả thánh Thanh Văn. Kiến đạo mới chỉ là tìm thấy đường đi, sau đó phải Tu đạo, dứt bỏ được các phiền não, u sầu mới có thể đạt được các quả vị Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán.

Sau đó, Đức Phật tiếp tục dạy cho 5 vị tỳ kheo bài pháp thứ nhì là kinh Vô ngã tướng, nói về thuyết vô ngã nhằm dữ trừ ngã chấp, chứng quả A-la-hán, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. A-la-hán được hiểu là người đã diệt trừ hoàn toàn ngã chấp, diệt trừ phiền não, sầu muộn. Bởi không còn mang trong mình ngã chấp, không còn phiền não nên không còn tạo nghiệp (karma) dẫn tới sự tái sinh trong luân hồi.

Vô ngã là học thuyết nền tảng, căn bản của Phật giáo, được dùng để chỉ sự lột xác khỏi bản ngã đầy rẫy tham - sân - si, dẫn đến khổ sở, sinh tử luân hồi của kiếp người. Trong đời sống hằng ngày, con người thường đau khổ phiền não vì tính tham, sân, si,... tất cả là do chấp ngã mà ra. Chấp ngã càng nhiều thì khổ đau càng lớn, trong khi tu tập vô ngã càng nhiều thì bớt khổ chừng đó. 

thuyet-vo-nga-trong-tu-tuong-phat-giao

Vì chấp ngã mà sinh ra đủ thứ khổ sở, phiền não liên quan tới ngã sở và ngã kiến. Ngã sở là những thứ như của cải, vật chất, quyền lợi, vợ con,... bởi vậy nên động chạm tới ngã sở là Ta lại nổi sân si, lo sợ thiệt hơn. Lại cũng vì ngã kiến mà Ta lúc nào cũng cho rằng ý kiến của mình là phải, là đúng, thành ra hay sinh ra chuyện cãi cọ, mâu thuận, tranh chấp hơn thua, phải trái....

Phàm là người đã tu tập vô ngã, ngã sở đã không còn tác động được đến tâm, dù có bị mất mát cũng không lâm vào cảnh sầu đau. Người tu vô ngã khi thành thục có thể đối mặt với những lời ác độc, mất mát,... mà không còn cảm thấy đau khổ, sân si. Bởi vậy, vô ngã chính là Niết-bàn, có nghĩa là một trạng thái không còn tồn tại hình bóng khổ đau, chật vật.

Nhờ tu vô ngã mà một người có thể thoải mái làm việc phước thiện như cúng dường, bố thí mà không phải ghi danh tên tuổi, bởi không còn một cái Ta tồn tại bố thí nữa. Tu vô ngã khiến cho việc giữ giới thành sự tự nhiên, không còn cái Ta nào gò bó. Tu vô ngã khiến sự nhẫn nhục hóa dễ dàng, khiến thiền định sáng suốt không bị ảnh hưởng bởi hư danh, vọng tưởng.... Tu vô ngã thì sẽ thấy trí tuệ ba la mật, còn có nghĩa là trí tuệ thấy chư pháp vô ngã. Tu vô ngã tức là thực hành Kinh Kim Cang, rời xa các tướng chấp là ngã, nhân, chúng sinh, thụ giả. Tu vô ngã để hành Bồ tát đạo, bởi bồ tát cứu độ chúng sinh mà không thấy có Ta là người cứu độ... Dù vậy, không phải ai cũng thấu hiểu thuyết vô ngã, nên dù có tu tập lâu ngày nhưng không thể trở nên vô ngã, trái lại ngày càng xa đạo, càng chấp ngã, chấp danh.

Khái niệm vô ngã trong tư tượng Phật giáo là chỉ sự lột xác khỏi cái ngã tồn tại quá nhiều ngã kiến, ngã sở, dục vọng, tham, sân, si,... ảnh hưởng tới sinh tử luân hồi, che lấp cái tâm trong sáng tự thân. Vô ngã là cách để một người tu tập vượt qua những ảo tưởng huyễn hặc về nhân cách, bản sắc cá nhân, là cách giúp họ nhận ra một cá nhân là một "thực thể độc lập", không bám víu, không bị ảnh hưởng bởi những thứ hấp dẫn, hư vinh khác trong cuộc đời. Vô ngã là pháp trong sạch hóa cái tâm, vô tự tính sự vật và hư không hóa mọi hiện tượng, giúp tâm trở nên trong sáng, nhờ vậy mà trí tuệ hiện ra. Vô ngã thực chất chỉ là sự nhận thức trong tâm, bởi "tâm vốn luôn thanh tịnh tư bản tính kia (vô ngã), bị nhuốm bẩn bởi những thứ tạp nham ngoại lai (cái ngã)" và là sự giải thoát khỏi cái ngã.