Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai?
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai? Cách thỉnh tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát? Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ tát tượng trưng cho trí tuệ, được miêu tả với hình tượng trẻ trung, ngồi kiết già trên bồ đoàn hoa sen.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (chữ Phạn: mañjuśrī, chữ Hán: 文殊師利) thường được gọi là Mạn Thù Thất Lỵ, cũng có khi gọi là Văn Thù. Tên Ngài có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, được hiểu là mọi đức tròn đầy. Ngài là vị Bồ tát tượng trưng cho trí tuệ, là một trong những vị Bồ tát quan trọng trong Phật giáo.
Tương truyền, Ngài là con thứ ba của một vị vua, là Thái tử Vương Chúng. Ngài cúng dường Phật Bảo Tạng, phát nguyện độ sinh, do đó có hiệu là Văn Thù Sư Lợi. Sau khi được Phật Bảo Tạng thọ ký, Ngài trải qua vô lượng hằng hà sa số kiếp, sau đó trở thành Phật ở thế giới thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chi ở phương Nam, hiệu là Phật Văn Thù.
Văn Thù Bồ Tát xuất hiện nhiều trong các kinh điển Phật giáo quan trọng, chẳng hạn như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa,... Ngài thường được mô tả như là nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca. Ngài có khi thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có khi đóng vai người điều khiển chương trình, giới thiệu chính thúc một thời pháp quan quan trọng của Đức Bổn Sư. Ngài thấu hiểu ba đức Phật tính Pháp thân, Bát Nhã và Giải thoát, bởi vậy nên trong hàng Bồ tát Ngài là thượng thủ.
Trong Phật giáo Tây Tạng, những vị luận sư xuất sắc thường được coi như hiện thân của Văn Thù Bồ tát dưới cái tên Diệu Âm (tức Người có tiếng nói êm dịu). Văn Thù Bồ Tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu những kinh điển, đặc biệt là kinh điển thuộc hệ Bát Nhã Ba La Mật Đa. Ngài là vị Bồ tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng tri thức.
Ngũ Đài Sơn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, được xem là nơi Văn Thù Bồ Tát trụ tích. Nơi đây có 5 ngọn núi tên Đông đài, Tây dài, Nam đài, Bắc đài và Trung ương đài quần lại, phong cảnh thanh tú, hồ nước trong xanh, sông suối uốn lượn, cảnh quan thiê nhiên tựa như một bức tranh thủy mặc, chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh.
Kinh Hoa Nghiêm có đoạn nói rằng: Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát trụ ở núi Thanh Lương phía Đông Bắc, sau này là từ ám chỉ Ngũ đài, hiện vẫn đang thuyết pháp cho chư vị Bồ tát nghe. Sau này, ở thời nhà Đường (năm 736) có vị Thiền sư Đạo Nhất đã hành hương tới Ngũ Đài Sơn, tại đây gặp một lão tăng cưỡi voi trắng. Lão tăng này nói rằng, ngày mai sư sẽ gặp được Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, nói xong liền biến mất. Đạo Nhất liền tới chùa Thanh Lương, trung tâm Ngũ đài nghỉ ngơi, sáng hôm sau nhằm hướng Tây mà đi tiếp. Tại đây, sư lại gặp vị lão tăng hôm qua, được khuyến khích đi lên núi.
Sư cứ đi hướng đó tới một cây cầu, khi băng qua thì gặp một dinh tự hùng vĩ trang nghiêm làm bằng vàng giống như tu viện. Tới đó, sư gặp lại vị lão tăng kia, lúc này mới nhận ra đó chính là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hóa hiện. Sư Đạo Nhất vui mừng, sau đó đã tham vấn Bồ tát về những khúc mắc trong Phật pháp, Ngài cũng hỏi lại sư về tình trạng Phật pháp hiện tại. Sau đó, sư Đạo Nhất từ giã Bồ tát rời đi, bước khoảng trăm bước thì quay lại, tất cả đều đã biến mất.
Trở về quê nhà, thiền sư Đạo Nhất liền tâu trình mọi chuyện cho vua Đường Huyền Tôn, vua biết được thì rất bị thu hút. Sau đó, vua sai dựng lên ngôi chùa Kim Cát Tự, là ngôi chùa vĩ đại được xây dựng dựa trên kiến trúc tu viện của Văn Thù Bồ tát mà sư Đạo Nhất nhớ lại, được hoàn thành vào cuối thế kỷ thứ VIII.
Văn Thù Bồ tát cũng có quan hệ mật thiết với ngọn Ghandhamana, dịch là "ngọn núi tỏa mùi thơm hương báu". Trong kinh Văn Thù Sư Lợi Nhập Diệt, Ngài được mô tả là từng tới dãy Hy Mã Lạp Sơn, chuyển hóa 500 vị đại tiên nơi đây về với Phật giáo. Cũng theo kinh này, khi Ngài nhập diệt đã dùng lửa tam muội tự thiêu, đốt xác thân, xá lợi sau đó được đưa về đỉnh Hương Sơn, nơi vô số lượng các Thiên, Long, quỷ, thần tu tập, làm lễ tôn kinh. Núi Hương sơn được nhà học giả Pháp tên Lamotte xác định chính là Ghandhamana.
Hình tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát trong đạo Phật
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thường được mô tả là một vị Bồ tát trẻ trung, ngồi kiết già trên bồ đoàn hoa sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải dương cao lên khỏi đầu cầm theo một lưỡi gươm bốc hỏa. Hình tượng này mang hàm ý rằng lưỡi gươm vàng trí tuệ sẽ chặt đứt mọi xiền xích trói buộc vô minh, phiền não cột chặt con người vào khổ đau, bất hạnh của cõi sinh tử luân hồi, đưa con người tới trí tuệ viên mãn.
Tay trái của Ngài cầm kinh Bát nhã, tư thế cầm tựa như ôm vào trái tim, biểu tượng cho sự giác ngộ. Có khi Ngài được mô tả như đang cầm hoa sen xanh, biểu trưng cho đoạn đức, là dùng trí tuê mà dứt sạch nhiễm ô tham ái, là hoa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Điều này có nghĩa là Bồ tát không phải là vị nào ẩn nơi rừng núi, mãi sống trong cảnh thanh tịnh, an lạc mà là vị sống chung đụng với chúng sinh, lăn lộn bụi trần để cứu độ, bởi vậy mà có khi họ làm vua, làm quan, lại có khi là kẻ tật nguyền, nghèo khổ... Dù có sống trong dục lạc, ảo mộng, Bồ tát vẫn giữ cho tâm thanh tĩnh, không bị ô nhiễm, vẩn đục, đó là bởi trí tuệ dứt sạch tham ái, viên thành đoạn đức mà nên.
Văn Thù Bồ tát cũng luôn mang trên người chiếc giáp nhẫn nhục, nhờ nó mà những mũi tên thị phi không thể xâm phạm ngài. Giáp nhẫn nhục che chở cho Ngài vẹn toàn tâm từ bi, bởi vậy mà tham sân si, ân hận oán thù không thể lay chuyển được hạnh nguyện Bồ tát. Bồ tát sẽ không bao giờ rời giáp nhẫn nhục, bởi thiếu nó thì họ sẽ không thực hiện được tâm Bồ đề.
Cách thỉnh tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Quả thực, công đức tạc dựng, tôn tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là không thể nghĩ bàn. Tôn tượng và trì niệm danh hiệu Ngài sẽ diệt hết mọi tham sân si, phát tâm bố thí, không còn ích kỷ, tham lam mà biết chia sẻ, quan tâm, thực hành bố thí, phát tâm tu học, diệt trừ phiền não mà giải thoát.
Người nào dốc lòng tu tụng, tạc dựng, tôn tượng Văn Thù Bồ tát thì rời xa phiền nạo, không còn ác nghiệp. Trời rồng hộ nghiệm, phước báo thêm lớn, không còn bị sụt đạo giác ngộ, không bị bệnh dịch, không bị kẻ gian hại, áo cơm đầy đủ, người thấy cung kính,...
Tôn tượng Ngài không phải là điều ngãu hứng, phải xuất phát từ sự thành tâm, muốn thỉnh tượng Văn Thù Bồ tát về nhà để thờ. Thờ tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát phải với tâm mong mỏi lĩnh hội ngọn đèn trí tuệ của Ngài, biết điều phải - trái, hướng thiện giúp đời, nào phải để cầu mong ban phước, trừ họa.
Phật tử có thể mua, thỉnh tượng Văn Thù Bồ Tát bằng gỗ, gốm, sứ,... đều được, nên nhớ trước khi thỉnh về nhà thì phải gửi vào chùa để làm lễ khai quang điểm nhãn, rước tôn tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và làm lễ an vị. Khi đang thực hiện việc thỉnh tôn tượng Ngài, cần phải ăn chay thanh tịnh, niệm tụng thập chú, kinh Phật rồi mới được thỉnh tượng Ngài về tôn thờ tại gia.
Thờ Văn Thù Bồ tát thì bàn thờ phải trang nghiêm, quét dọn, rút bớt chân hương, thấy hoa quả khô héo thì phải thay mới để cúng dường. Vào những ngày sóc vọng như mùng 1, 15, 30... hàng tháng thì sắm thêm nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng. Khi thờ phải thành tâm, giữ gìn Ngũ giới, giữ Thân Khẩu Ý trong sạch, niệm Phật, sám hối,...
Không cần thiết phải lau tượng mỗi ngày, mà chỉ khi thấy tượng Ngài bị khói bụi bám mới "tắm" tượng. Phải dùng khăn sạch, khăn mới, lau tôn tượng Ngài từ trên xuống cho đến khi sạch sẽ. Không xức nước hoa, xịt thơm lên tượng bởi đây là những "mùi thơm bất tịnh", tạo ra dính mắc, mê đắm thế gian.
Bài viết liên quan
- Hôm nay đánh con gì đánh số mấy để may mắn
- Lá số tử vi của ngọc nữ Tăng Thanh Hà
- Cuộc đời Tướng Võ Nguyên Giáp theo góc nhìn chiêm tinh hoàng đạo
- Điểm danh 3 con giáp đổi vận giàu sang, tiền tài dư dả năm Nhâm Dần 2022
- Ngày Tam Nương năm 2022 là ngày nào? Bảng tra cứu ngày tam nương năm 2022
- Gãy đũa báo hiệu điềm gì? Gãy đũa Hên hay Xui?
- Nóng Tai Trái, Nóng Tai Phải Là Điềm Gì? Nóng Tai Hên Hay Xui
- Ngứa tai Trái & Ngứa Tai Phải Nam Nữ là điềm gì? Điềm báo tốt hay xấu
- Phân Biệt Charm vàng 3D và vàng 9999 như thế nào?
- MÁCH BẠN Ứng dụng Bát Quái không phải ai cũng biết