Sát sinh là gì? Sát sinh trong quan điểm đạo Phật
Sát sinh là gì? Sát sinh hay sát sanh là cố ý làm điều gì đó để kết thúc sinh mạng của một chúng sinh khác, có thể là con người hoặc loài vật khác. Con người thường có tư tưởng động vật sinh ra là để phục vụ nhu cầu ăn uống của mình, do đó việc sát sinh, cướp đi mạng sống của loài vật khác là chuyện bình thường. Thế nhưng, dưới góc nhìn của nhà Phật, đây là hành động để lại nhiều hậu quả khó lường.
Trong kinh Phật có bài kệ như sau:
"Xưa nay trong một bát canh
Oán sâu như bể hận thành non cao
Muốn hay nguồn gốc binh đao
Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh".
Theo đạo Phật, sinh mạng của mọi chúng sinh đều là bình đẳng, do đó sát sinh là hành động thật tàn nhẫn. Con người có suy nghĩ ham sống sợ chết, sợ bị đau đớn, dày vò thì những loài vật khác cũng vậy. Dù vậy, do nhu cầu ăn uống phàm phu tục tử của loài người mà trí tuệ bị che lấp, khiến loài người hành sự tàn nhẫn.
Sát sinh là gì? Sát sinh trong quan điểm đạo Phật
Sát sinh trong quan điểm đạo Phật
Trong Ngũ giới - tức 5 điều răn không được làm, 5 điều khuyến khích phải giữ của người Phật tử tại gia có nhắc đến việc tránh xa sát sinh. Đó là giới cấm thứ nhất trong ngũ giới, là "Pànàtipàtà veramanì" tức là Tránh xa sát sinh.
Đức Phật đã thấy rõ hậu quả khôn lường của việc sát sinh, và coi việc giết hại, cướp đi tính mạng của các sinh linh - đặc biệt là những súc vật lớn là điều tối kỵ. Phật gia từng giảng rằng: "Vạn vật hữu linh", còn dân gian có câu "Sinh nghề Tử nghiệp", ý nói nghiệp lực (ác nghiệp) đang tích tụ lại trong chính cái nghề mà họ đang làm.
Tránh xa sát sinh bao gồm việc không giết hại từ con người tới súc vật lớn như voi, ngựa,... cho đến những loài nhỏ bé như kiến, sâu, nhện,... Không những không được sát hại mà còn không được làm tổn thương, đau đớn cho con người và muông loài. Người Phật tử phải ý thức rằng không được khuyên bảo, bày mưu tính kế cho người khác làm các việc như hành hạ, sát hại chúng sinh các loài. Nếu thấy người khác đánh đập, ra tay giết hại chúng sinh khác phải khởi tâm thương xót, lên tiếng can ngăn.
Sát sinh trong quan điểm đạo Phật
Giữ giới không sát sinh là để bảo vệ tính công bằng, rằng mọi chúng sinh đều ham sống, sợ chết, đều có Phật tính như nhau. Không sát sinh là cách để nuôi dưỡng lòng từ bi hỷ xả, tránh được nhân quả báo ứng. Nợ máu phải trả bằng máu, nếu không trả trong kiếp này thì phải trả ở kiếp sau, cứ như vậy nghiệp lực xoay vòng, không có cách nào giải thoát. Người giữ giới không sát sinh nét mặt hài hòa, tâm tình an yên, trái lại người đồ tể sát sinh nét mặt hung tợn, tâm lúc nào cũng động.
Ngũ giới chính là 5 thành trì vững chắc ngăn chúng sinh không đi vào đường ác, là 5 hàng rào ngăn cản chúng ta khỏi vực sâu tội lỗi, khỏi ác nghiệp đời đời kiếp kiếp. Đức Phật không bắt người Phật tử phải tuân theo triệu để, càng không hăm dọa nếu không giữ giới thì bị chịu phạt, có chăng muốn giữ giới hay không là tùy mỗi người lo liệu mà thôi.
Hậu quả của sát sinh theo quan điểm đạo Phật
Mất lòng nhân từ, tăng sự sân hận
Người có thói quen sát sinh sẽ mất đi lòng từ - tức là tấm lòng yêu thương, cảm thông. Họ thường hay khó chịu, bực bội, thích dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Ấy là do những người đồ tể phải hằng ngày tiếp xúc với sự sát sanh, nghe tiếng kêu cứu của loài vật mà chai sạn đi cảm xúc, thấy máu me mà không hoảng sợ, áp lực từ lò mổ khiến sân hận càng tăng.
Sân hận là 3 con rắn độc, là nhân của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Trong kinh Phạm Võng có dạy rằng: "Người ăn thịt, đoạn dứt hạt giống Phật tính đại từ bi, hết thảy chúng sinh thấy đều tránh xa". Sân hận là đối lập với lòng từ, không có nhân từ con người sẽ mãi mắc kẹt trong sinh tử luân hồi, không thể nào giải thoát.
Tích tụ oán thù
Thân thể hay sinh mạng là vốn quý nhất của chúng sinh, mà chúng sinh đều bình đẳng như nhau. Khi bị sát hại, ngay cả loài súc vật cũng vô cùng sợ hãi, phẫn nộ, tiếng kêu cứu, gào thét trước cửa tử của chúng là minh chứng. Đây chính là điều tạo ra nghiệp lực, tác động tới nhân quả, những kẻ đã từng lấy sinh mạng của ai thì nhân quả báo ứng sẽ tới khi đủ nhân duyên mà không thể nào hóa giải được.
Không chỉ thời xưa mà ngày nay ta cũng có thể thấy hậu quả của sự sát sanh hiện hữu. Nhiều người khi mạng chung thường có nhiều hành động kỳ lạ như đập đầu vào đường, sợ nước, trợn mắt, kêu vang không ngớt,...
Sát sinh là gì? Sát sinh trong quan điểm đạo Phật
Tạo nghiệp luân hồi
Những người làm nghè sát sinh thường tích lũy tạo nghiệp luân hồi, kèm theo là sự bám víu của những linh hồn loài vật đã bị sát hại đi theo để phá phách. Sát sinh mang tới hậu quả của cả thể xác, tinh thần lẫn môi trường xung quanh.
Đạo Phật đã khuyến cáo người Phật tử ăn chay, như vậy có thể ngưng nghiệp sát, không còn rơi vào vòng vay - trả sinh mạng. Dù vậy, ăn chay trường không hẳn là việc đơn giản, bởi con người đã quen nhiều đời nhiều kiếp trước kia ăn mặn, sát hại tích thành nghiệp lực nên vẫn tiếp tục thói quen đó.
Phải là người có đủ nghị lực, hiểu biết sâu sắc về đạo Phật mới có thể thực hành được. Đại đức Thích Phước Tiến có nói: "Con gì tha được thì tha", tức là nếu ta chưa ăn chay trường được thì hay hạn chế dần khẩu phần thịt hằng ngày, dần dần tập thói quen ăn chay, lợi lạc cho con đường tu tập giải thoát.
Con người hay loài vật cũng là những chúng sinh vô minh, đang ở trong lục đạo luân hồi, ai rồi cũng phải chết đi, không thể tránh được sinh lão bệnh tử. Người đệ tử Phật phải luôn tâm nguyện, thực hành không giết hại chúng sinh. Chẳng những không giết hại mà còn phóng sinh, bảo vệ sinh linh khác, giữ cho môi trường xanh sạch.
Để tránh nghiệp báo xấu, người Phật tử phải không nghĩ, không làm những việc tổn hại tới mạng sống con người. Đệ twrr thường xuyên rải tâm từ, thực hành ăn chay, thiền quán sâu sắc về duyên khởi và tương tức để thấy mình và chúng sinh các loài tuy không phải một những cũng chẳng phải hai, bất nhị. Nhờ tâm từ và tuệ giác duyên khởi mà con người có thể thấy được sự thật mọi chúng sinh phải nương vào nhau để tồn tại, từ đó sống chan hòa với mọi người, thiên nhiên đất trời. Mọi sự tổn hại đến ai cũng là tự hại chính mình, biết được điều đó thì trí tuệ đã được nâng lên tầm cao mới.
Bài viết liên quan
- Hôm nay đánh con gì đánh số mấy để may mắn
- Lá số tử vi của ngọc nữ Tăng Thanh Hà
- Cuộc đời Tướng Võ Nguyên Giáp theo góc nhìn chiêm tinh hoàng đạo
- Điểm danh 3 con giáp đổi vận giàu sang, tiền tài dư dả năm Nhâm Dần 2022
- Ngày Tam Nương năm 2022 là ngày nào? Bảng tra cứu ngày tam nương năm 2022
- Gãy đũa báo hiệu điềm gì? Gãy đũa Hên hay Xui?
- Nóng Tai Trái, Nóng Tai Phải Là Điềm Gì? Nóng Tai Hên Hay Xui
- Ngứa tai Trái & Ngứa Tai Phải Nam Nữ là điềm gì? Điềm báo tốt hay xấu
- Phân Biệt Charm vàng 3D và vàng 9999 như thế nào?
- MÁCH BẠN Ứng dụng Bát Quái không phải ai cũng biết