Mệnh Mộc và mệnh Thủy có hợp nhau không
Mệnh Mộc và mệnh Thủy có hợp nhau không? Theo ngũ hành tương sinh, Thủy dưỡng Mộc nên mệnh Mộc và mệnh Thủy rất hợp nhau. Tuy nhiên Mộc nhờ Thủy mà sinh ra nhưng nếu Thủy quá nhiều thì mệnh Mộc lại bị trôi dạt và thậm chí có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sinh mệnh của mạng Mộc
Mệnh Mộc và mệnh Thủy có hợp nhau không
Mệnh Thủy có nghĩa là nước, là một trong năm ngũ hành phong thủy, tương sinh với Thủy và Mộc, tương khắc với Hỏa và Thổ. Người mệnh Thủy có tính cách khá nhạy cảm, luôn thích chủ động lắng nghe tâm tư, tình cảm của người khác. Chính vì vậy họ dễ dàng thích nghi được với mọi môi trường sống và luôn có những quyết định phù hợp với từng hoàn cảnh.
Mệnh Mộc là chỉ cây cối, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Những người mệnh Mộc có đặc trưng là nhanh nhẹn, tư duy nhạy bạn, tính cách ổng định nhẹ nhàng, ngoại giao tốt, năng động, hào phóng, ngoại dao tốt tuy nhiên nội tâm bên trong thường hay mâu thuẫn.
Tuy nhiên không phải mệnh Mộc nào cũng giống mệnh Mộc nào, các loại mệnh Mộc lại có từng đặc trưng riêng.
- Mệnh Mộc và mệnh Thủy có hợp nhau không
- Mệnh Mộc và các nạp âm mệnh Mộc
- Mệnh Thủy và các nạp âm mệnh Thủy
- Mệnh Mộc và mệnh Thủy có hợp nhau không?
- Cặp đôi chồng mệnh Mộc với vợ mệnh Thủy
- Cặp đôi chồng mệnh Thủy với vợ mạng Mộc
- Mệnh Giản Hạ Thủy và mệnh Mộc
- Mệnh Đại Hải Thủy và mệnh Mộc
- Mệnh Trường Lưu Thủy và mệnh Mộc
- Mệnh Thiên Hà Thủy và mệnh Mộc
- Mệnh Tuyền Trung Thủy và mệnh Mộc
- Mệnh Đại Khê Thủy và mệnh Mộc
Mệnh Mộc và mệnh Thủy có hợp nhau không
Mệnh Mộc và các nạp âm mệnh Mộc
- Đại Lâm Mộc – 大林木 – (Cây rừng lớn) Mậu Thìn (1928 – 1988) và Kỷ Tỵ (1929 – 1989)
- Dương Liễu Mộc – 楊柳 木 – (Cây dương liễu) Nhâm Ngọ (1942 – 2002) và Quý Mùi (1943 – 2003)
- Tùng Bách Mộc – 松柏木 – (Gỗ cây Tùng – Bách) Canh Dần (1950 – 2010) và Tân Mão (1951 – 2011)
- Bình Địa Mộc – 平他木 – (Cây đất đồng bằng) Mậu Tuất (1958 – 2018) và Kỷ Hợi (1959 – 2019)
- Tang Đố Mộc – 桑柘木 – (Gỗ cây dâu) Nhâm Tý (1972 – 2032) và Quý Sửu (1973 – 2033)
- Thạch Lựu Mộc – 石榴木 – (Cây lựu mọc trên đá) Canh Thân (1980 – 2040) và Tân Dậu (1981 – 2041)
Sơ lược về mệnh Mộc
Trước khi cùng nhau tìm lời giải đáp cho câu hỏi “mệnh Mộc có hợp với mệnh Thủy hay không?”, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược những thông tin về hành Mộc nhé. Dưới đây, các bạn hãy cùng với Netmode tham khảo qua danh sách các năm sinh mệnh Mộc nhé!
- 1942, 2002: Nhâm Ngọ
- 1959, 2019: Kỷ Hợi
- 1988, 1928: Mậu Thìn
- 1943, 2003: Quý Mùi
- 1972, 2032: Nhâm Tý
- 1989, 1929: Kỷ Tỵ
- 1950, 2010: Canh Dần
- 1973, 2033: Quý Sửu
- 1951, 2011: Tân Mão
- 1980, 2040: Canh Thân
- 1958, 2018: Mậu Tuất
- 1981, 2041: Tân Dậu
Người thuộc mệnh Mộc có tính cách như thế nào?
Theo thuyết ngũ hành và phong thủy học, người thuộc mệnh Mộc vốn thuộc tuýp người linh hoạt và đầu óc đầy sáng tạo. Tiếp xúc với họ, bạn có thể thấy được tâm tính họ rất nhã nhặn và điềm tĩnh. Bên cạnh đó, đôi lúc tâm tính họ cũng khá bạo dạn, thường hay tỏ quan điểm bản thân để tranh luận, chống đối khiến người khác không mấy hài lòng với họ.
Mệnh Thủy và các nạp âm mệnh Thủy
- Giản Hạ Thủy – 澗下水 – (Nước dưới khe) Bính Tý (1936 – 1996) và Đinh Sửu (1937 – 1997)
- Tuyền Trung Thủy – 泉中水 – (Nước trong suối) Giáp Thân (1944 – 2004) và Ất Dậu (1945 – 2005)
- Trường Lưu Thủy – 长流水 – (Nước chảy dài – sông) Nhâm Thìn (1952 – 2012) và Quý Tỵ (1953 – 2013)
- Thiên Hà Thủy – 天河水 – (Nước mưa) Bính Ngọ (1966 – 2026) và Đinh Mùi (1967 – 2027)
- Đại Khê Thủy – 大溪水 – (Nước khe lớn) Giáp Dần (1974 – 2034) và Ất Mão (1975 – 2035)
- Đại Hải Thủy – 大海水 – (Nước biển lớn) Nhâm Tuất (1982 – 2042) và Quý Hợi (1983 – 2043)
Sơ lược về mệnh Thủy
Sau khi đã biết thông tin về mệnh Mộc, các bạn cùng với Netmode tìm hiểu sơ lược về hành Thủy nha! Dưới đây, các bạn hãy cùng với Netmode tham khảo qua danh sách các mệnh tuổi thuộc hành Thủy nhé!
- 1936, 1996: Bính Tý
- 1953, 2013: Quý Tỵ
- 1982, 1922: Nhâm Tuất
- 1937, 1997: Đinh Sửu
- 1966, 2026: Bính Ngọ
- 1983, 1923: Quý Hợi
- 1944, 2004: Giáp Thân
- 1967, 2027: Đinh Mùi
- 1945, 2005: Ất Dậu
- 1974, 2034: Giáp Dần
- 1952, 2012: Nhâm Thìn
- 1975, 2035: Ất Mão
Người thuộc hành Thủy vốn thuộc tuýp người hoạt bát, cách ứng xử khôn khéo tuy đôi lúc họ khá mẫn cảm với mọi thứ. Có một người bạn như hành Thủy, bạn sẽ cảm thấy thoải mái vì tâm sự của bạn lúc nào cũng có người chịu lắng nghe và đồng cảm với bạn.
Họ là những người có sự thận trọng trong suy nghĩ, dù có đi đến đâu họ vẫn thích ứng với môi trường đó rất nhanh chóng.
Mệnh Mộc và mệnh Thủy có hợp nhau không?
Theo quan niệm về ngũ hành tương sinh, Thủy sinh Mộc nên có thể thấy mệnh Mộc và mệnh Thủy rất hợp nhau. Tuy nhiên ở một số trường hợp cá biệt, khi mệnh Thủy quá lớn mạnh thì có thể làm Mộc gặp bất trắc, ví dụ nước lũ làm cuốn trôi cây. Ngoài ra do Mộc hút nước để sống, nên nếu mệnh Thủy quá yếu trong khi Mộc quá mạnh thì rất dễ khiến Thủy trở lên cạn kiệt khi tiếp xúc với Mộc.
Theo mối quan hệ tương sinh trong ngũ hành phong thủy, có Thủy sinh Mộc. Phân tích nghĩa ta có: Mộc là cây cối, hoa cỏ, Thủy là dòng nước, nước mưa,… Thực tế, cây cối, hoa cỏ sẽ nảy mầm, trổ hoa và vươn thân cao lớn khi nhận được nguồn dinh dưỡng nước dồi dào.
Có thể nói, Thủy chính là nguồn sống của Mộc, thiểu Thủy Mộc sẽ khô cằn và chết dần đi. Suy cho cùng, mệnh Mộc rất hợp với mệnh Thủy. Nếu hai mệnh này kết đôi với nhau sẽ có nhiều may mắn và thuận lợi. Rõ ràng mệnh Mộc sẽ phát vượng khí khi có sự hỗ trợ của Thủy. Người đời thường nói, sự kiện gì cũng có ngoại lệ, dù thật chất Mộc rất hợp với Thủy nhưng ở khía cạnh nào đó, nếu như Mộc thịnh mà Thủy lại suy thì có kết hợp cũng khó tránh được trắc trở, rối rắm.
Tuy nhiên để chắc chắn rằng hai mệnh này thật sự hợp nhau, cần chú ý xem thêm bát tự, mệnh tuổi, từ đó mới có kết luận chính xác.
Xét về tình hình chung, người thuộc hành Thủy và người thuộc hành Mộc vốn có mối quan hệ hỗ trợ, tương sinh bền bỉ, lâu dài. Không chỉ trong ngũ hành, ngay cả thực tế trong tự nhiên, mối quan hệ giữa nước và cây cối vốn đã hình thành từ rất lâu rồi.
Ngày trong tự nhiên, cây cối vốn thiếu nước thì sẽ không thể sinh trưởng, phát triển lâu dài được. Tuy nhiên, cái gì nhiều quá đôi lúc cũng không phải là ý hay, vì cây cối sẽ khó có thể bám rễ khi nước quá nhiều và quá mạnh, điều tệ hại nhất chính là sự chết chóc.
Ngược lại, nếu như cây cối ngày càng phát triển, thân và rễ ngày càng to lớn thì nguồn dinh dưỡng, năng lượng của nước sẽ bị cạn kiệt dần.
Cặp đôi chồng mệnh Mộc với vợ mệnh Thủy
Đây được xem là trời sinh một cặp, định mệnh sinh ra là giành cho nhau. Ứng với cây cối sinh trưởng nhờ nguồn nước dồi dào thì thực tế, sự nghiệp của người chồng có thể vững bền khi có sự hỗ trợ phía sau của người vợ.
Thủy là nước, Mộc là cây cối, hoa cỏ, 2 yếu tố này vốn quá quen thuộc với nhận thức của nhân loại. Vì thực tế, không chỉ riêng con người, bất cứ vạn vật trên đời này để duy trì sự sống không thể thiếu đi nguồn nước.
Một khi 2 yếu tố này gặp nhau sẽ hình thành nên một sự kết hợp hoàn hảo. Chính vì sự hợp nhau nên chuyện tình cảm của cả hai không chỉ hòa hợp mà còn tránh được nhiều bất hòa trong đời sống.
Sự hòa hợp này cũng sẽ là chất xúc tác giúp cho con đường công danh, sự nghiệp trở nên bằng phẳng và có độ dốc đến thành công ngày càng sớm hơn. Sự hòa hợp trong tình cảm vợ chồng sẽ giúp tạo nên trái ngọt, con cái sẽ ngoan ngoãn và giỏi giang.
Cặp đôi chồng mệnh Thủy với vợ mạng Mộc
Đây cũng là một sự kết đôi tuyệt hảo. Theo phong thủy học, người thuộc hành Mộc và hành Thủy đều tương đồng với nhau chính là tâm tính nhã nhặn, nhân hậu, linh hoạt và nhạy bén.
Người thuộc một trong hai mệnh Thủy và Mộc đều có tài năng và thành tựu đạt được cũng hơn các mệnh còn lại. Cả yếu tố nước và cây cối đều do trời đất sinh ra nên cặp đôi vợ chồng này cũng hướng đến một mái ấm hòa huyện với tự nhiên.
Sự ăn ý, hòa hợp này sẽ giúp công việc của đôi vợ chồng này có nhiều bước tiến khả quan và tốt đẹp. Người chồng thuộc hành Thủy sẽ có được sự nghiệp vững bền khi có một người vợ thuộc hành Mộc vừa giỏi giang lại vừa chu toàn, tâm lý.
Mệnh Giản Hạ Thủy và mệnh Mộc
Giản Hạ Thủy là nước ngầm, nước dưới khe, là loại nước nhẹ và êm dịu trong các loại mệnh Mộc nên rất tốt cho Mộc, không đủ sức phá hủy Mộc, nên tất cả các nạp âm mệnh Mộc (Đại Lâm Mộc, Tùng Bách Mộc, Dương Liễu Mộc, Tang Đố Mộc, Bình Địa Mộc, Thạch Lựu Mộc) đều rất hợp với Giản Hạ Thủy.
Mệnh Đại Hải Thủy và mệnh Mộc
Mệnh Thủy và mệnh Mộc có hợp nhau không, trong trường hợp mệnh Thủy ở đây là Đại Hải Thủy, có nghĩa là nước biển lớn? Nước biển có sức sống mạnh mẽ, không bao giờ cạn kiệt nên khi Đại Hải Thủy kết hợp với Mộc đều thì Thủy đều không bị suy yếu.
Tuy nhiên tất cả các loại mệnh Mộc khi gặp nước biển dù ít hay nhiều đều khó mà sinh trưởng cát lợi, vì các loài cây không ưa mặn và không sống được trong môi trường nước, nếu kết hợp với nhau sẽ gây đau buồn, tổn thương cho mộc.
Mệnh Trường Lưu Thủy và mệnh Mộc
Trường Lưu Thủy là dòng nước chảy mạnh mẽ ở các con sông lớn, mang theo phù sa nên rất tốt cho cây cối. Tuy nhiên, nếu dòng nước trường lưu quá mạnh gây sạt lở đất khiến xói mòn, cuốn trôi cây cối nên không tốt cho Mộc lắm vì vậy chỉ nên kết hợp vừa phải mới tốt cho cả hai.
– Trường Lưu Thủy và Đại Lâm Mộc: Nước lớn chảy mạnh khiến đất lở trôi, cuốn trôi cây rừng, về cơ bản là không tốt, đất lở cây trôi.
– Trường Lưu Thủy và Tùng Bách Mộc: Tùng Bách Mộc không cần lượng nước quá lớn như vậy, sẽ gây ngập úng, xói lở đất đai.
– Trường Lưu Thủy và Dương Liễu Mộc: Cây dương liễu mềm dẻo, gặp dòng nước mạnh tất trôi nổi không còn gì cả.
– Trường Lưu Thủy và Tang Đố Mộc: cây dâu hay trồng ở ven trông nên dòng nước này giúp cây xanh tốt, gặp cát lợi.
– Trường Lưu Thủy và Bình Địa Mộc: nước sông đem tưới cho cây đồng bằng sẽ giúp chúng sinh nôi, nảy nở, mang lại đại cát.
– Trường Lưu Thủy và Thạch Lựu Mộc: cây Thạch Lựu ưa sống trên đá, không cần nhiều nước nên gặp dòng nước mạnh sẽ không tốt.
Mệnh Thiên Hà Thủy và mệnh Mộc
Mệnh Mộc và mệnh Thủy có hợp nhau không? Thiên Hà Thủy là nước mưa từ trời rơi xuống, bổ sung nguồn nước cho cây cối, ao hồ, là nguồn nước cần thiết nhất giúp tất cả các loại cây có thể sinh trưởng và phát triển được. Thêm vào đó nước mưa là vô vận nên không sợ bị Mộc làm giảm sinh khí, chính vì thế mệnh Thủy và mệnh Mộc trong trường hợp này gặp nhau và vẹn toàn, cát lợi cả 2 bên, không bên nào suy yếu.
Mệnh Tuyền Trung Thủy và mệnh Mộc
Tương tự như Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy là dòng nước suối trong lành, tinh khiết, có thể giúp tất cả các loài cây sống sót và sinh sôi mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Mệnh Thủy và mệnh Mộc có hợp nhau không, trong trường hợp này là cát lợi cả đôi đường.
Mệnh Đại Khê Thủy và mệnh Mộc
Đại Khê Thủy là dòng nước chảy xiết từ sông, thác đổ thẳng ra biển lớn, sức sống vô cùng mạnh mẽ. Trường hợp này cũng khá giống với Đại Khê Thủy, nếu kết hợp vừa phải thì tốt cho cả 2, tuy nhiên nếu Đại Khê Thủy có nhiều, lấn áp Mộc thì Mộc sẽ gặp an nguy.
Tóm lại: Mệnh Mộc và mệnh Thủy có hợp nhau không, đại đa số người mệnh Mộc rất hợp với mệnh Thủy, tuy nhiên chỉ có một số trường hợp khác biệt sau:
Mệnh Đại Hải Thủy (1982, 1983) không hợp với mệnh Mộc vì nước Biển làm cây không sống tốt được.
Mệnh Trường Lưu Thủy (2012, 2013) và Đại Khê Thủy (1972, 1973) khi kết hợp với mệnh Mộc cần phải tiết chế lại bản thân không Thủy quá lớn sẽ làm Mộc bị trôi nổi.
Với những thông tin Mệnh Mộc và mệnh Thủy có hợp nhau không này, có thể xác định chung là mệnh Mộc và mệnh thủy rất hợp nhau. Tuy nhiên, dù sao vẫn phải xét thêm về những khía cạnh khác để chắc chắn hơn nữa. Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “Mệnh Mộc và mệnh Thủy có hợp nhau không?” Mong rằng qua bài viết này, bạn đã biết được những thông tin cần thiết trong việc tìm bạn đời, bạn hợp tác hoặc tính tuổi sinh con cái sao cho hợp nhất với bản thân mình.
Bài viết liên quan
- 24 sơn hướng là gì? Tìm hiểu Cát Hung 24 sơn hướng trong phong thủy
- Bát Tự mệnh khuyết là gì? Xác định bát tự mệnh khuyết như thế nào?
- Bát tự mệnh vượng là gì? Tại Sao Cần Cải Mệnh Vượng?
- Phương pháp cải vận cho Bát tự vượng Thổ CHÍNH XÁC NHẤT
- Hướng dẫn cách cải vận cho Bát tự vượng Hỏa TỐT NHẤT
- Xem phương pháp Cải vận cho Bát tự vượng Kim như thế nào TỐT NHẤT
- Phương pháp Phong thủy cải vận cho Bát tự vượng Mộc như thế nào?
- Phương pháp cải vận cho Bát tự vượng Thủy CHI TIẾT
- Chi tiết cách tìm Dụng thần online CHÍNH XÁC NHẤT
- Hướng dẫn Cách Rút Tỉa Chân Hương (Nhang) Bàn Thờ Không Phạm Phong Thủy