Hướng dẫn Cúng ông Công ông Táo 2021

Cúng ông công ông táo hay còn gọi Tết Táo Quân là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam thường được tiến hành trước 12h ngày 23 tháng chạp, Vậy Cúng ông Công ông Táo 2021 như thế nào cho đủ mà không bị thiếu sót, bài viết này của XEM BOI TU VI chúng tôi sẽ giúp bạn điều đó.

Hướng dẫn Cúng ông Công ông Táo 2021

Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.

Sự tích ông Công ông Táo

Sự tích ông Công ông Táo kể rằng ngày xưa có hai vợ chồng rất nghèo khổ, người chồng tên là Trọng Cao, người vợ tên là Thị Nhi. Hai người lấy nhau đã lâu mà không có con, chính vì vậy cuộc sống hai vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi.

Một ngày nọ, vì quá tức giận mà Trọng Cao đánh vợ mình. Giận chồng, Thị Nhi bỏ nhà ra đi và bị một người đàn ông có tên Phạm Lang dùng lời ngon ngọt để quyến rũ, hai người sống như vợ chồng. Một thời gian sau, Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mãi không về, liền nóng ruột đi tìm khắp nơi nhưng không có tung tích gì. Ông quyết định bỏ nhà, bỏ công ăn việc làm để đi hành khất tìm vợ.

Hướng dẫn Cúng ông Công ông Táo 2021

Một hôm vì quá đói và mệt, Trọng Cao gõ cửa một nhà giàu để xin ăn thì được bà chủ – chính là Thị Nhi mang cơm ra cho. Hai người bàng hoàng khi nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ lại ùa về. Thế nhưng, Phạm Lang lại sắp đi làm đồng về, Thị Nhi bèn bảo Trọng Cao trốn vào trong đống rơm ở góc vườn. Vì quá mệt mỏi nên Trọng Cao ngủ thiếp đi không biết gì.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC ONLINE

Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Đỉnh Cao Cuộc Đời...

(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Thật không may, Phạm Lang về nhà mục đích là để lấy tro mang ra bón ruộng, nên ông bèn châm lửa đốt đống rơm mà Trọng Cao đang say ngủ trong đó. Nhìn thấy người chồng cũ của mình bị chết cháy, Thị Nhi bèn lao vào lửa để chết theo. Phạm Lang vì thương vợ nên cũng lao mình vào đám cháy để cùng chết.

Thượng đế (ông Trời) thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc:

-Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.

-Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.

-Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.

Cúng ông Công ông Táo 2021 ngày giờ nào đẹp và chuẩn nhất?

Lễ cúng ông Công ông Táo cần được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình. Ngoài ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm đã qua, tục lệ cúng ông Công ông Táo còn là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, hướng con người đến những điều thiện lương.

Ngày nay nhiều gia đình vì điều kiện không cho phép hoặc quá bận rộn, khó sắp xếp thời gian và công việc, nên thường tiến hành cúng ông Công ông Táo từ tối ngày 22 tháng Chạp. Tuy nhiên, tốt hơn hết vẫn nên cúng đúng ngày 23 tháng Chạp.

Thông thường, nghi lễ cúng Táo quân được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp. Năm Tân Sửu 2021, ngày này rơi vào thứ Năm, ngày 4/2/2021 dương lịch. Đây là ngày Quý Mùi, mệnh ngày Dương Liễu Mộc.

Giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là trong khoảng thời gian từ 9h- 11h. Đây là giờ Tỵ và cũng là giờ hoàng đạo của ngày 23 tháng Chạp. Lễ cúng ông Công ông Táo phải hoàn thành trước giờ Ngọ -12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là giờ mà Táo quân đã có mặt trên Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ. Vì vậy dù vướng bận chuyện gì, các gia đình cũng cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.

Cúng ông Công ông Táo trước 1 ngày có được không?

Như trình bày ở trên, có thể cúng ông Táo trước 1, 2 ngày đều được, nhưng không nên cúng muộn quá sau 23h đêm ngày 23 tháng Chạp.

Việc cúng này tùy theo gia cảnh của mỗi gia đình và quan trọng là sự thành tâm, không nên quá câu nệ, rườm rà mà mất đi ý nghĩa tốt đẹp và cái tâm hướng thiện của mình.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông công, ông Táo 2021

Tùy theo từng gia đình có thể chuẩn bị những lễ vật cúng ông Công, ông Táo khác nhau và còn phù thuộc vào văn hóa của từng vùng miền. Ngoài các lễ vật chính kể trên, thì còn có lễ mặn, hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Lễ vật cúng ông Táo 2021

Lễ vật cúng ông Táo gồm: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn, tiền vàng, 1 chiếc áo, 1 đôi hia bằng giấy và hình cá chép bằng giấy.

- Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.

- Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.

- Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn thần Táo quân.

- Một mâm lễ gồm gà trống trắng, xôi đỏ. Ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng. Ba chén trà ba loại mùi vị khác nhau.

Màu đỏ mang lại vận khí tốt. Màu trắng mang lại tài lộc. Màu vàng mang lại sự bình an.

Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện từng gia đình.

- Một mâm hoa quả 'ngũ quả' đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.

- Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm:

Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân.

Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa.

Màu trắng, cho thần Thổ Kỳ.

- Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.

* Lưu ý: không đốt tiền âm phủ vì họ là thần tiên, họ không phải là vong hồn người âm nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.

- Cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.

- 9 cây nến đỏ.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu, trước khi làm thủ tục.

- Thắp 9 nén nhang.

- Quỳ xuống lễ 9 lễ.

Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Mâm cúng ông Táo 2021

Mâm cúng ông Táo gồm: Thịt heo luộc, gà luộc hoặc quay, đĩa rau xào, hành muối, xôi gấc, giò heo, canh mọc, cá chép nướng, trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…

Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc hay cúng con cá chép (hay cá vàng) còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời. Sau khi cúng sẽ phóng sinh cá ra ao hồ hay ra sông. Nhiều nơi không hiểu, dùng cá rán để cúng là không phải. Đặc biệt, người dân cũng không nên theo trào lưu phóng sinh mà mua cả chậu cá, thả cua, ốc, rùa.

Tại miền Trung, người dân cúng thêm một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì chỉ cúng mũ, áo và đôi hài bằng giấy.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo chuẩn 2021

Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo số 1:

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Kính mong Thần tấu bẩm giúp cho, làm ăn chân chính, gia tộc ấm êm, xóm làng bình an, vui vẻ.

Cúi xin Tôn thần gia ân châm chước cho mọi sai phạm lỗi lầm trong năm qua của chúng con. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật! (3 lần)

Cẩn cáo!

Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo số 2:

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :………….

Ngụ tại :…………………..

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Văn khấn cúng ông Công ông Táo đúng Phật Pháp theo thầy Thích Trúc Thái Minh

Đồ lễ và cách sắp lễ cúng ông Công ông Táo

Đồ lễ gồm hương, hoa, nước trà, quả, thực.

– Hương: Các loại hương đốt có hương thơm.

– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng)

– Trà: Nước trà toả hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.

– Quả: Số lượng tuỳ ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả. Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để hương linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ)

– Thực: Hiến cúng Phật bày lễ một bát cơm và một cốc nước. Hiến cúng Chư Thiên, Chư Thần bày lễ một bát cơm và một cốc nước chè. Hiến cúng gia tiên có cơm chay, không cần nhiều món chỉ cần đơn giản cơm, rau, đậu, lạc, canh rau.

Tâm khi cúng lễ của người Phật tử là ba tâm: kính Phật, trọng thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị Chư Thiên, Thiện thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em con cái.

Lưu ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo đúng Phật Pháp theo Đại Đức Thích Trúc Thái Minh trụ trì chùa Ba Vàng, Uông Bí, Quảng Ninh

(Cắm hương chắp tay đọc)

LỄ TÁN PHẬT

Đại Từ đại bi thương chúng sinh,

Đại hỷ đại xả cứu hàm thức,

Tướng đẹp sáng ngời tựa trang nghiêm.

Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới (1 lễ).

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới (1 lễ).

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới (1 lễ).

VĂN KHẤN

(quỳ gối chắp tay)

Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Chúng con kính bạch Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con. Chúng con xin thỉnh Chư vị Hộ pháp, Thiện thần, Thần linh chứng giám lòng thành và ủng hộ cho gia đình chúng con.

Đệ tử con tên là: ……… Pháp danh: ……… Hiện đang ở tại: ………

Hôm nay nhân ngày 23 tháng chạp năm ……… là phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam hướng tới các Chư vị Thần linh, với quan niệm các vị Thần linh một năm qua đã trợ giúp cho các công việc thiện lành trong gia đình. Chúng con cũng theo phong tục này mà tu hành để tăng trưởng tâm kính trọng và biết ơn.

Hôm nay gia đình chúng con thành tâm sắm sửa vật thực, dâng lên cúng dường:

Thượng: Chúng con xin dâng lên cúng dường thập phương Chư Phật

Trung: Chúng con xin cúng phụng Chư Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng

Hạ: Chúng con xin cúng dường cho Chư Thiên, Chư Thần, Chư vị Linh thần, Thổ địa tại nơi đây.

Sau: Chúng con xin được nương oai lực Phật, chúng con xin thỉnh mời và hiến cúng cho tất cả các Hương linh Gia tiên họ: … các hương linh (đọc tên)….…, các hương linh thai nhi của…. hương linh trên đất ở của gia đình và cùng các hương linh có duyên với gia đình chúng con. Nguyện cho các hương linh, được nương sự bố thí, trong đàn lễ hiến cúng này, mà được thọ thực no đủ.

(Đọc Biến thủy, Biến thực)

Chú biến thực: Nam mô tát phạ đá tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng (7 lần).

Chú biến thủy: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha (7 lần).

Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng (7 lần).

Những điều cần tránh khi cúng ông Công ông Táo 2021

Về thời điểm làm lễ cúng ông Công ông Táo, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho rằng, các gia đình không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp (tức 20 tháng 12 dương lịch) đến 23 tháng Chạp.

Đồng thời không bao sái, rút chân nhang, dọn dẹp không gian thờ cúng và bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo. Các gia đình phải cúng ông Công ông Táo xong mới được thực hiện việc bao sái và rút tỉa chân nhang.

Ngoài ra cần lưu ý người thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo phải giữ thân thanh sạch. Khi hành lễ ăn mặc chỉn chu, gọn gàng kín đáo không mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn… Trong lúc khấn cúng phải giữ tâm thái hoan hỉ vui vẻ để tạo ra năng lượng tích cực trong thờ cúng và tâm linh.

Những năm gần đây, nhiều gia đình thường mua cá chép trong ngày lễ ông Công ông Táo rồi phóng sinh ra ao, hồ. Một lưu ý là không nên mua cá chép về rồi thả cá bừa bãi ra những nguồn nước ô nhiễm làm cá bị chết. Nếu phóng sinh cá chép phải chọn môi trường sạch để cá dễ dàng sống được

Ghi chú:

Trong văn khấn không nói đến Phật. Vì lễ cúng Táo Quân là nghi lễ của Thần Tiên. Không phải nghi lễ của Phật giáo. Mọi người không nên hiểu lầm.

Những gia đình có điều kiện thì làm được như vậy. Ai không có điều kiện thì thần tiên không bắt buộc phải lễ nghi trịnh trọng. Tuỳ theo hoàn cảnh của mình mà làm, có sao thì ta làm vậy, cốt ở tấm lòng thành kính là được.