Hầu đồng là gì

Hầu đồng là gì và ý nghĩa của hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt? Hầu đồng là nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của hầu đồng và trình tự một buổi hầu đồng để thấy được nét đặc sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Hầu đồng là nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hầu đồng là gì?

Hầu đồng còn gọi là hầu bóng hoặc lên đồng. Đây là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thờ Đức Thánh Trần, … Về bản chất, hầu đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các vị đồng nam, nữ. Người ta tin rằng, các vị thần có thể nhập hồn vào thể xác của ông đồng hoặc bà đồng ở trạng thái thăng hoa, cực lạc để trấn yểm trừ tà ma, chữa lành bệnh tật, phù hộ, ban lộc cho các con nhang, đệ tử.

Khi thần nhập vào, lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà hóa thân của thần nhập vào họ. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này, người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát văn (hát chầu văn) để phục vụ cho quá trình thần linh nhập thế.

Người đứng hầu đồng gọi là Thanh Đồng, Thanh Đồng gọi là đàn, ông gọi là “cậu”, nữ gọi là Cô hoặc Ba Đồng.

hau-dong-la-gi-y-nghia-cua-viec-hau-dong

Hầu đồng là nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC ONLINE

Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Đỉnh Cao Cuộc Đời...

(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Tín ngưỡng thờ Mẫu với nghi thức hầu đồng của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 1/12/2016.

Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh thì: "Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hầu đồng là một hình thức thực hành quan trọng nhất. Không có nó thì không có đạo mẫu. Nhưng hầu đồng là gì? Chúng ta cần hiểu rõ đó là một sự nhập hồn nhiều lần các vị thánh của đạo mẫu vào thân xác các ông đồng, bà đồng để cầu mong sức khỏe, tiền tài và phúc lộc. Bản chất của hầu đồng chỉ là hình thức tôn giáo, nhưng khi bị biến tướng nó sẽ trở thành mê tín dị đoan. Điều quan trọng là mục đích người ta hầu đồng vì điều gì".

Gốc của đạo Mẫu và hầu đồng của người Việt là ở miền Bắc, sau này theo chân của người di dân vào miền Nam và lên Tây Nguyên. Hầu đồng ở Bắc Bộ mang tính kinh điển, uy nghi, khuôn phép. Hầu đồng ở Nam Bộ, nhất là Sài Gòn thì cởi mở, vui nhộn, dân dã hơn. Ở Huế, ngoài kiểu hầu đồng nghi lễ, còn có hầu đồng tập thể, gọi là Đồng vui, nhất là vào dịp tháng ba giỗ Thánh Mẫu Mẫu Thiên Ya Na, rước Mẫu trên sông Hương về Điện Hòn Chén.

hau-dong-la-gi-y-nghia-cua-viec-hau-dong

Phần lớn các nhà nghiên cứu về hầu đồng đều công nhận đây là loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian cần được bảo tồn. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng một số hình thức đã bị biến tướng thành mê tín dị đoan, nặng về vật chất. Một số người dân thiếu hiểu biết hoặc hiểu chưa đúng về tín ngưỡng thờ Mẫu và giá trị đích thực của nghi lễ “hầu bóng” nên bị lợi dụng. Việc hầu Thánh đôi khi đã trở thành miễn cưỡng, so sánh “hầu to, hầu nhỏ” làm mất đi tính thiêng và những giá trị văn hóa tốt đẹp vốn có, dẫn đến tốn kém, lãng phí. 

Ý nghĩa của việc hầu đồng

- Hầu Đồng là chiếc chìa khóa mở cánh cửa tìm chiếc gương phản chiếu hoàn thiện mình.

- Trong cuộc đời ai cũng có những sai lầm, nhưng không thể nhận ra. Chỉ những ai tin vào tôn giáo mới ít phạm sai lầm.

- Tôn giáo giống như một tấm gương, vì vậy chúng ta cần tấm gương đó, để tấm gương đó phản chiếu chúng ta.

Tóm lại, để thành người sống có chỗ gửi thác có chỗ về thì phải có Tấm gương soi để nhắc nhở mình, có nơi gửi gắm thần hồn, có nơi nương tựa về tâm linh thì mới hoàn thiện mình.

Vậy có căn quả xuất thủ trình đồng, trước tiên ta phải hiểu là: Nhập đạo không phải vì sự độ trì của chư Thánh, hay để nâng cao năng lực thần thông mà là nhập đạo để học hỏi. Đó là một hành trình tìm kiếm Tâm linh là tìm lại chính mình.

Vì vậy, hầu đồng không có nghĩa là diễn xướng đơn thuần, mà là quá trình chuyển hóa cái tâm mình từ cuộc sống Vô Minh không có nhận Thức được đúng sai thành trí tuệ, thành thánh đức để nhìn vào những tấm gương của chư Thánh, học theo chư Thánh, khám phá Đạo cơ; để cuộc sống đời thường được chuyển hóa mang đến Hạnh phúc cho mình, cho người xung quanh, cho Thân Tâm Thanh Thản An Lạc.

hau-dong-la-gi-y-nghia-cua-viec-hau-dong

Ai có thể hầu đồng?

Đa số những người hầu đồng là do hoàn cảnh bản thân thúc ép, do di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng. Người nào có “căn” mà chưa ra trình Thánh thì thường bị bệnh tật, ốm đau, mà đây là thứ bệnh “âm”, chữa chạy bằng thuốc thang không khỏi, khi làm ăn thường thất bát, thua thiệt. Dân gian gọi hiện tượng này là “cơ đày”, tức người đang bị Thánh đày ải. Ra đồng rồi thì thường sức khoẻ hồi phục, làm ăn được hanh thông.

Một khi đã bị Thánh “bắt lính”, tức ra trình đồng rồi thì hàng năm, tuỳ theo lịch tiết, đặc biệt là vào dịp “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, các Bà đồng, Ông đồng thường phải tổ chức làm lễ Lên đồng. Trong nghi lễ như vậy, theo quan niệm dân gian, các vị Thánh từ các miền khác nhau của vũ trụ bay về nhập hồn vào thân xác các Bà, Ông đồng.

Lễ vật và trình tự hầu đồng

Chuẩn bị cho một buổi hầu đồng

Ðiện thờ: Điện thờ chính thờ hệ thống Mẫu Tứ Phủ, Mẫu Thượng Thiên (Trời) ở giữa, Mẫu Ðịa (Ðất) ở bên phải, Mẫu Thoải (Nước) ở bên trái, Mẫu Thượng Ngàn (Núi, Rừng).

Chọn ngày lành: Người hầu đồng trước tiên phải chọn ngày lành tháng tốt để chuẩn bị hầu với thủ nhang nhà đền, phủ hay điện.

Dàn nhạc hầu bóng (hầu đồng): gồm có 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác, nhưng người ta không thể bớt đi đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi vì đây là những nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc hầu bóng.

Nhân sự cho một buổi hầu đồng: Ngoài Ông đồng hay Bà đồng thường có thêm hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo để chuẩn bị trang phục, lễ lạt…

Trang phục: Có bao nhiêu giá đồng thì tương ứng với ngần ấy bộ trang phục và trang sức đi kèm. Dân gian truyền lại có 36 giá đồng tương ứng với 36 vị Thánh và điều đó có nghĩa là sẽ có 36 bộ trang phục dành cho các giá đồng. Vì vậy người hầu đồng sẽ phải chuẩn bị đầy đủ trang phục tùy theo định hầu mấy giá. Thường thì cần những trang phục sau đây:

- Khăn đỏ phủ diện

- Ít nhất là 5 chiếc áo dài màu sắc khác nhau và một quần dài trắng.

- Khăn tấu hương và một ít loại khăn khác.

- Thắt đai lưng mầu.

- Thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa tai, chuỗi hạt, xuyến, quạt và son phấn.

Tuy nhiên cũng có trường hợp, người hầu đồng chỉ cần một vuông vải đỏ.

Màu sắc của trang phục phải phù hợp với màu sắc của từng phủ:

- Miền trời, tượng trưng bằng màu đỏ (Thiên phủ)

- Miền đất là màu vàng (Địa phủ)

- Miền sông biển là màu trắng (Thoải phủ)

- Miền rừng núi là màu xanh (Nhạc phủ).

hau-dong-la-gi-y-nghia-cua-viec-hau-dong

Lễ vật hầu đồng

- Lễ vật trong mỗi vấn hầu trước kia thường đơn giản. Vật phẩm cơ bản gồm xôi, thịt, hoa quả, trầu, cau, rượu, thuốc, vàng mã,… Ngày nay, lễ vật ngày càng phong phú, gồm cả những sản phẩm hàng hóa công nghiệp, thực phẩm đương thời, đắt tiền, dùng trong cả lễ mặn và lễ chay.

- Lễ vật trình đồng phải khác với lễ vật hầu bản mệnh hay tiệc khao, được trình bày trên một kỷ tháp hình chữ nhật kê chính giữa và gồm những thứ sau đây:

- Chén đũa bạc, đĩa và cốc pha lê. Chính giữa là một cái gương trên phủ một chiếc khăn thêu. Hai bên bục và trước kỷ (bày bốn mâm lễ Tứ Phủ mỗi mâm có chín quả trứng, một cái lược, một cái quạt, một đôi guốc, chín vuông vải màu phủ lên trên. Màu phải là màu chính của Tứ Phủ (xanh, đỏ, trắng và vàng). Bên cạnh mâm lễ có một cái chung nhỏ, một cái thau nhỏ. Cứ mỗi lễ phải thay một hình nhân (nộm) và bốn lốt. Bên cạnh mâm lễ Tứ phủ là mâm lễ sơn trang, mà bất cứ thứ lễ gì cũng phải chia ra làm 13 phần. Một phần lớn bày ở giữa còn 12 phần nhỏ bày xung quanh. Ngay cạnh đó là một mâm hài sơn trang (hoặc giống) màu. Mũi hài có thêu hình chim phượng. Một trăm vàng thoi (giấy vàng xếp thành thoi).

Lễ vật hầu đồng ở Tây Thiên

- Lễ mặn sơn trang gồm: có ốc, tôm, cá khô, cua (13 hoặc 15 con), mực, nếp cẩm, dừa tươi…

- Lễ sơn trang về đồ chay thường có: 1 mâm hoa quả gồm khế chua sung chát gừng cay, chanh ớt, dứa…ở dưới bệ. Thường thì tán lộc sơn trang ở giá chầu bé hoặc cô bé hoặc bất kì giá chầu hoặc cô miền thượng.

- Trước bàn thờ bầy đủ các loại mã và một chiếc thuyền rồng hình cánh phượng có 12 hình nhân chèo thuyền, một đôi ngựa và một đôi voi có đủ yên cương và hàm thiếc. Những đồ dùng mã người ta sẽ hóa (đốt) sau khi lễ xong.

Ngày nay lễ vật có thay đổi đôi chút tùy nơi, tuy nhiên vẫn phải giữ căn bản tối thiểu tùy đồng tiền dâng cúng.

Trình tự một buổi hầu đồng

Bắt đầu buổi hầu đồng người ta đặt các lễ vật lên hương án. Người hầu đồng để các dụng cụ lên chiếu đồng, bước lên chiếu đồng, lấy hoa xoa lên mặt, quần áo rồi vẩy xung quanh để tẩy uế. Cung văn lên dây đàn, dạo nhạc, hát văn công đồng.

Ba động tác tiên khởi mà người hầu đồng phải làm là: Chấp tay chờ cho phụ đồng phủ khăn diên lên đầu trùm cả tay xong thì đưa tay lên trán rồi bước chân trái lên một bước, chân phải chụm lên với chân trái, lặp lại thêm hai lần mới quỳ xuống. Người hầu đồng làm lễ vái dập người, hai tay chống xuống chiếu, mặt úp sát, vái ba lễ. Sau đó đứng dậy đi dật lùi ba bước về vị trí cũ. Giá đệ nhất được bắt đầu.

Cũng như giá đầu, khi sang một giá khác, người hầu đồng sau khi thay đổi trang phục và lễ cụ sẽ bước lên chiếu đồng, cung văn chuẩn bị tấu nhạc. Người hầu đồng, chit xoa khăn vái, ngồi xếp bằng. Người phụ đồng kính cẩn đưa một chiếc khăn phủ diện mầu đỏ. Hầu đồng cầm khăn, vái mấy vái rồi phủ lên đầu, hai tay cầm hai mép khăn phủ ở đầu gối. Một lúc sau đầu hầu đồng lắc lư, đảo đảo rồi bất ngờ hét lên một tiếng, chỉ ngón trỏ trái lên trời. Đó là dấu hiệu giá quan lớn đệ nhất nhập đồng.

hau-dong-la-gi-y-nghia-cua-viec-hau-dong

Trình tự của một giá đồng

Thay Lễ phục

Mỗi vị thánh đều có lễ phục riêng phù hợp với danh hiệu của vị đó và màu sắc cũng khác biệt tùy từng Phủ, từng gốc tích sắc tộc gốc, phẩm hàm cũng như văn hay võ.

Dâng hương hành lễ

Đây là một nghi thức không thể thiếu được cho bất cứ giá nào. Hầu đồng tay trái cầm một bó nhang đã đốt sẵn, bọc trong một chiếc khăn có tẩm hương. Tay phải rút một nén nhang rồi huơ lên bó nhang trong tay làm động tác phù phép mà ngôn ngữ hầu đồng gọi là khai nông, để xua đuổi tà ma.

Lễ thánh giáng

Khi hầu đồng có thánh nhập vào thì buông các nén hương đang cầm theo tay chắp, nghiêng mình ra hiệu thánh thuộc hạng thứ bậc nào.

Có hai hình thức thánh giáng:

- Giáng trùm khăn (hầu tráng mạn) với các giá Thánh Mẫu. Mẫu chỉ đến chứng giám rồi đi ngay.

- Giáng mở khăn – với các hàng quan trở xuống.

Khi thánh đã nhập, người hầu đồng không còn là người phàm nữa, xuất thần, tự thôi miên đã giúp cho họ nhảy múa một cách uyển chuyển, nhịp nhàng mà bình thường họ không làm được. Đó chính là hứng khởi mang tính tâm linh tôn giáo (chỉ có ở một số người)

Múa đồng

Múa đồng là một hình thức diễn xướng đã được cách điểm hóa, khẳng định sự ứng nhập của thần linh. Bởi vậy động tác múa khác nhau tùy theo từng vị thánh. Nhưng chung chung thì thấy có ảnh hưởng của chèo và vũ điệu dân gian.

Mỗi động tác múa trong các giá chầu phản ánh con người thật của vị thánh giáng đồng và thay đổi theo đặc điểm của “giá”. “Giá” quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích. Giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không. Giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ. Giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không. Giá các cậu thường múa hèo, múa lân…Trước khi sử dụng lễ cụ, người hầu đồng bắt chéo hai dụng cụ lên trước trán, sau đó cúi đầu làm lễ. Khi múa xong một giá, người hầu đồng lại bắt chéo hai lễ cụ trước trán để tạ lễ.

Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp: Cao nhất là Thánh mẫu (Tứ vị Thánh mẫu), sau đó là hàng Quan (Ngũ vị quan lớn), Chầu (Tứ vị Chầu bà), Ông Hoàng (Ngũ vị ông Hoàng), Cô (thập nhị Vương cô), Cậu (thập vị Vương cậu), tổng cộng có đến 50-60 vị. Tuy nhiên, không phải tất cả các vị Thánh Tứ phủ đều nhập đồng, mà chỉ có một số, nhiều nhất là 36 vị nên mới có 36 giá đồng. Bình thường chỉ trên dưới 20 vị Thánh nhập trong một nghi lễ hầu đồng.

Ban Lộc và nghe Văn chầu

Sau khi đã múa các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác về gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc này cũng là lúc, Thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu thuốc lá, trầu nước..v.v. Các thứ thánh dùng phải làm nghi thức khai cương (khai quang) cho thanh sạch. Lúc này những người ngồi dự chung quanh đến gần để cầu xin hoặc nghe thánh phán truyền. Và đây cũng là lúc thánh phát lộc. Lộc thánh gồm nhiều thứ như: hoa quả, bánh trái, gương lược, tiền bạc, nén nhang cháy...

Thánh thăng

Cuối cùng là dấu hiệu thánh thăng. Người hầu đồng ngồi yên, hai tay bắt chéo trước trán quạt che lên đỉnh đầu, khẽ rung mình, lúc ấy hai người phụ hầu đồng cấp tốc phủ khăn diện lên đầu người hầu đồng, cung văn nổi nhạc và hát điệu thánh xa giá hồi cung – kết thúc một giá đồng.

hau-dong-la-gi-y-nghia-cua-viec-hau-dong

Các giá hầu đồng

Thỉnh Tam Tòa Quốc Mẫu

Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên Liễu Hạnh Công Chúa

Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Quế Hoa Mỵ Nương Công Chúa

Mẫu Đệ Tam Thoải Cung Xích Lân Long Nữ*: Quốc Mẫu Đệ Tứ (Mẫu Địa)

Nhà Trần

Đức Ông Trần Triều Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương

Vương Mẫu Trần Triều

Đệ Nhất Vương Tử Hưng Vũ Vương

Đệ Nhị Vương Tử Hưng Hiến Vương

Đệ Tam Vương Tử Hưng Nhượng Vương

Đệ Tứ Vương Tử Hưng Trí Vương

Vương Tể Phò Mã Phạm Ngũ Lão

Đệ Nhât Vương Cô Quyên Thanh Công Chúa

Đệ Nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa

Ông Tả Yết Kiêu

Ông Hữu Dã Tượng

Cô Bé Cửa Suốt

Cậu Bé Cửa Đông

Hội đồng Thánh Chúa

Chúa Đệ Nhất Tây Thiên

Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ

Chúa Đệ Tam Lâm Thao

Chúa Thác Bờ

Chúa Long Giao

Chúa Cà Fê

Chúa Năm Phương

Chúa Mọi

Tư Phủ Vương Quan

Vương Quan Đệ Nhất Thượng Thiên

Vương Quan Đệ Nhị Giám Sát

Vương Quan Đệ Tam Thỏai Phủ

Vương Quan Đệ Tứ Khâm Sai

Vương Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh

Tôn Quan Điều Thất*:Quan Bản Đền (Hầu sau các giá quan lớn)

Tư Phủ Chầu bà

Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Chầu Đệ Tam Thoải Cung

Chầu Đệ Tứ Khâm sai

Chầu Năm Suối Lân

Chầu Lục Cung Nương

Chầu Bảy Tân La

Chầu Tám Bát Nàn Đông Nhung

Chầu Cửu Tỉnh Sòng Sơn

Chầu Mười Đồng Mỏ

Chầu Bé Bắc Lệ

Chầu Bé Thoải Cung

hau-dong-la-gi-y-nghia-cua-viec-hau-dong

Tứ Phủ Ông Hoàng

Ông Hoàng Cả Quận Vân

Ông Hoàng Đôi Triệu Tường (cũng có nơi hầu giá này sau giá Quan Điều Thất)

Ông Hoàng Bơ Thoải Cung | Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc

Ông Hoàng Tư Khâm Sai

Ông Hoàng Năm

Ông Hoàng Lục Thanh Hà

Ông Hoàng Bảy Bảo Hà

Ông Hoàng Bát Nùng

Ông Hoàng Chín Cờn Môn

Ông Hoàng Mười Nghệ An

Tứ Phủ Thánh Cô

Cô Cả Vân Đình

Cô Đôi Thượng Ngàn | Cô Đôi Cam Đường

Cô Bơ Bông | Cô Bơ Tây Hồ

Cô Tư Ỷ La

Cô Năm Suối Lân

Cô Sáu Lục Cung

Cô sáu sơn trang

Cô Bảy Kim Giao

Cô Tám Đồi Chè

Cô Chín Thượng Ngàn | Cô Chín Giếng (Cô Chín Sòng)

Cô Mười Mỏ Ba

Cô Bé Đông Cuông | Cô Bé Tân An | Cô Bé Núi Dùm | Cô Bé Minh Lương | Cô Bé Mỏ Than | Cô Bé Suối Ngang | Cô Bé Thác Bờ | Cô Bé Cây xanh | Cô Bé Bản Đền ………….

Cô Bé Thoải Cung

hau-dong-la-gi-y-nghia-cua-viec-hau-dong

Tứ Phủ Thánh Cậu

Cậu Hoàng Cả Phủ Giầy

Cậu Hoàng Cả Sòng Sơn

Cậu Hoàng Đôi

Cậu Hoàng Bơ

Cậu Hoàng Tư

Cậu Hoàng Năm

Cậu Hoàng Bé Quận Đồi Ngang

Cậu Bén Bản Đền

Quan Hạ Ban

Hoàng Hổ Thần Tướng

Thanh Hổ Thần Tướng

Xích Hổ thần Tướng

Bạch Hổ Thần Tướng

Hắc Hổ Thần Tướng

Thanh Xà Đại Tướng

Bạch Xà Đại Tướng