Giải mã những lời tiên tri Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ông là ai? Nguyễn Bỉnh Khiêm (thuở nhỏ tên Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi 1491, dưới triều Lê Thánh Tông). Có một số tài liệu ghi chép cho rằng, Trạng Trình đổi tên khai sinh từ Nguyễn Văn Đạt thành Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông chuẩn bị đi thi. Từ "Bỉnh Khiêm" có nghĩa là "giữ trọn tính khiêm nhường".
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh trưởng trong một dòng tộc danh gia. Cha ông là Thái Bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định, mẹ là bà Nhữ Thị Thục, tinh thông lý số, là con gái của quan Thượng thư Nhữ Văn Lân. Cụ Trạng mất năm ất Dậu (1585) hưởng thọ 94 tuổi. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được dân gian truyền tụng và suy tôn là nhà tiên tri số 1 của Việt Nam. Người Trung Hoa coi ông là "An Nam lý số hữu Trình tuyền".
Giải mã những lời tiên tri Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trong cuốn Phả ký Nguyễn Bỉnh Khiêm được viết năm 1743, Vũ Khâm Lân từng nhận xét: Ông là người khôi ngô anh tuấn, học hết các kinh sách lại rất tinh tế vè nghĩa lý Kinh Dịch. Phàm việc mưa nắng, lụt hạn, họa phúc, điềm dữ, điềm lành, cơ suy, cơ thịnh... việc gì cũng biết trước".
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự đoán nhiều tương lai. Những lời dự đoán của ông được người đời gọi là "Sấm Trạng Trình". Cho đến những đời sau khi sự việc xảy ra người ta mới giật mình bởi khả năng tiên tri chính xác đến kinh ngạc của ông.
Vào cuối thế kỷ 19, nhà sư Vương Quốc Chính, người xã Cổ Am (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) phát động phong trào chống Pháp. Trước đó, dân gian lan truyền rộng câu sấm truyền của Trạng Trình: "Thầy tăng mở nước trời không bảo”. Nghĩa đen chỉ rõ, không có trời nào giúp nhà sư, vì đã là người xuất gia theo Phật mà còn mưu đồ bá vương.
Các nhà nho thời đó lại giải thích theo nghĩa khác, họ cho rằng, chữ "thầy tăng" ở đây là Trạng nói kín chỉ "thằng Tây" đến cướp ta, đô hộ dân ta thì trời không dung thứ. Ngày đó, chính quyền đô hộ và tay sai rất sợ sấm ký và uy tín của Trạng nên bắt bớ và khủng bố dã man những người đã truyền bá, lưu giữ sâm Trạng.
Cho đến nay, Sấm Trạng vốn chỉ lại ở dạng truyền miệng, một số ít được lưu giữ ở dạng chép tay. Dưới đây là một số lời Sấm truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:
"Cao Bằng tàng tại, tam đại tồn cô"
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm từng dùng tài lý số của mình để "cứu vãn" cho triều đình nhà Mạc tồn tại được một thời gian khá dài.
Được biết, khi triều Mạc lâm nguy, vua Mạc đương triều sai người đến hỏi Trạng Trình. Ông đã đưa ra lời sấm cho nhà Mạc: "Cao Bằng tàng tại, tam đại tồn cô".
Có nghĩa là nếu chạy lên Cao Bằng thì tồn tại được 3 đời. Quả nhiên, nhà Mạc lên Cao Bằng và tồn tại được thêm 3 đời nữa.
"Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân"
"Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân" là lời sấm truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa ra cho nhà Nguyễn. Nhờ đó, nhà Nguyễn mới tiến vào Nam mở rộng bờ cõi, đất nước ta mới có hình thái như bây giờ.
Cụ thể, năm 1568, chúa Nguyễn Hoàng thấy anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết chết, thấy số phận của mình nguy cấp nên đã sai người đến diện kiến Trạng Trìn ở am Bạch Vân xin lời sấm.
Cụ Trạng cầm tay sứ giả dắt ra hòn non bộ chỉ vào đàn kiến đang bò và nói: "Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân", nghĩa là một dải Hoành sơn có thể dung thân được.
Hiểu được ý đó, Nguyễn Hoàng nhờ chị xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa từ đèo Hải Vân trở vào. Nhờ đó mà nhà Nguyễn xây dựng nên đế chế ở phương Nam.
Sau này nhà Nguyễn đã đổi câu sấm của Trạng Trình thành: "Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân" hy vọng sẽ giữ được cơ nghiệp mãi mãi.
Phải giữ được Biển Đông
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem là người đầu tiên nhắc đến quốc hiệu Việt Nam. Ngoài câu "Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung", cụ Trạng còn có lời tiên tri, dạy rằng: "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/Đất Việt muôn năm vững trị bình".
Bài thơ có tuổi đã khoảng 500 năm mà bây giờ càng đọc, càng thấy rất "kim nhật kim thì", rất thời sự. Ta những tưởng như cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay. Bài thơ nguyên là để nói cái chí của cụ "Chí những phù nguy xin gắng sức" (Ngã kim dục triển phù nguy lực), nhưng lại đọng trong đó một tư tưởng chiến lược, một dự báo thiên tài: "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/Đất Việt muôn năm vững trị bình/Vạn lý Đông minh quy bả ác/ức niên Nam cực điện long bình".
Nam Đàn sinh Thánh
Từ lâu ở vùng Nghệ Tĩnh người ta lưu truyền những câu sấm truyền cảu Trạng Trình như: Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủy đáo Lam thành/ Nam Đàn sinh thánh”. Tạm dịch nghĩa là: “Khi núi Đụn chẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, sông Lam khoét vào chân núi Lam Thành, đất Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân”.
Nhà sử học Ngô Đăng Lợi (Hải Phòng) cho biết, sau khi Thực dân Pháp đàn áp tàn khốc phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, những lời sấm truyền này được bàn tán xôn xao. Người dân mong chờ một vị thánh sống xuất thế. Lúc đó, khe Bồ Đái nước ngừng chảy do đó người dân càng tin hơn.
Được biết, trong một cuộc gặp gỡ giữa cụ Phan Bội Châu và học giả Đào Duy Anh cùng nhà nho Trần Lê Hữu với nội dung tình thế nước nhà và tương lai. Trần Lê Hữu hỏi: "Thưa cụ Phan, “Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh” chẳng phải là cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là người khác!". Phan Bội Châu đáp: "Kể cái nghề cử tử xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ra thường có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia. Nhưng nếu Nam Đàn có thánh thực thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác".
Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930
Sau khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân Đảng phát động thất bại vào tháng 2/1930, nhiều căn cứ bị Pháp đàn áp, khủng bố như Yên Bái, Lâm Thao, Hưng Hóa, Kiến An, Vĩnh Bảo... Riêng làng Cổ Am bị 5 máy bay đến ném bom làm nhiều người chết, nhiều nhà cửa bị thiêu cháy đổ nát.
Ở sự kiện này, tuần báo Phụ nữ tân văn số 44 có đăng bài "Ông Trạng Trình có biết trước rằng làng Cổ Am của ông có ngày nay không?”. Tác giả bài viết ngờ rằng Trạng có biết nên “đã rời hết sách vở của ông vào Thanh Hóa... vì theo di chúc của ông thì làng Cổ Am không được bền vững”.
Đến số 48, Phụ nữ tân văn đã đăng một bài thơ do bạn đọc gửi đến được cho là lời Sấm của Trạng Trình: "Hiu hiu gió thổi, lá rung cây/ Từ Bắc sang Nam, Đông tới Tây/ Cửa nhà tan tác ra cồn cát/ Rừng núi ruộng nương hóa vũng lầy/ Tan tác Kiến kiều An đất nước/ Xác xơ Cổ thụ sạch Am mây/ Một gió, một Yên ai sùng Bái/ Cha con người Vĩnh, Bảo cho hay".
người dân sống trong làng Cổ Am cho biết, khi Pháp ném bom, miếu thờ Trạng bị đổ lây. Mấy tuần sau dân ra sửa sang thì phát hiện một tấm bia nhỏ có 3 hàng chữ Hán: "Canh niên tân phá/ Tuất, hợi phục sanh/ Nhị ngũ dư bình".
Lúc này người ta phán đoán, Canh tức là năm Canh Ngọ (1930), còn ý tứ của 2 câu sau cho đến giờ vẫn đang còn tranh luận.
Cách mạng Tháng Tám
Theo một số nhà sưu tầm và nghiên cứu, Cách mạng Tháng Tám đã được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm dự báo qua câu thơ: "Đầu Thu gà gáy xôn xao/ Trăng xưa sáng tỏ soi vào Thăng Long”.
Ở câu 1, “đầu Thu” là tháng 7 Âm lịch, “gà” nghĩa là năm Ất Dậu, thời điểm sự kiện lịch sử này diễn ra, “gáy xôn xao” nghĩa là có tiếng vang lớn, thức tỉnh muôn người.
Câu 2, “Trăng xưa” nghĩa là “cổ nguyệt” theo Hán tự, ghép lại thành từ “hồ”, là họ của Hồ Chủ tịch. “Sáng tỏ soi vào Thăng Long” là sự kiện Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập trước hàng vạn đồng bào ở quảng trường Ba Đình của thủ đô Thăng Long – Hà Nội.
Liên quan đến sự kiện này, nhà sử học Ngô Đăng Lợi cũng sưu tầm 1 bài thơ trong nhân gian được cho là của Trạng Trình để lại: “Rồng nằm bể cạn dễ ai hay (năm thìn 1940)/ Rắn mới hai đầu khó chịu thay (năm tỵ 1941)/ Ngựa để gác yên không ai cưỡi (năm ngọ 1942)/ Dê khan ăn lộc ngoảnh về tây (năm mùi 1943)/ Khỉ nọ bồng con ngồi khóc mếu (năm thân 1944)/ Gà kia xào xạc cất cánh bay (năm dậu 1945)/ Chó ve vẩy đuôi mừng thánh chúa (năm tuất 1946)/ Lợn ủn ỉn ăn no ngủ ngày (năm hợi 1947)”.
Theo nhà sử học Ngô Đăng Lợi, nếu để ý ở câu 6 thì "“Gà kia xào xạc cất cánh bay”, phải chăng là ám chỉ việc quân Pháp bị tước khí giới và phải trở về nước, trả lại nền độc lập cho chúng ta, vì chữ gaulois (người Pháp) do chữ latin gallus cũng có nghĩa là con gà.
Theo đó, câu 6 của bài sấm ứng vào Cách mạng Tháng 8. Câu 7 “Chó ve vẩy đuôi mừng thánh chúa” sẽ ứng với việc Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước vào năm 1946 (năm Bính Tuất).
Câu 6 của bài sấm ứng vào Cách mạng Tháng 8. Câu 7 “Chó ve vẩy đuôi mừng thánh chúa” sẽ ứng với việc Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước vào năm 1946 (năm Bính Tuất)
Bài viết liên quan
- Hôm nay đánh con gì đánh số mấy để may mắn
- Lá số tử vi của ngọc nữ Tăng Thanh Hà
- Cuộc đời Tướng Võ Nguyên Giáp theo góc nhìn chiêm tinh hoàng đạo
- Điểm danh 3 con giáp đổi vận giàu sang, tiền tài dư dả năm Nhâm Dần 2022
- Ngày Tam Nương năm 2022 là ngày nào? Bảng tra cứu ngày tam nương năm 2022
- Gãy đũa báo hiệu điềm gì? Gãy đũa Hên hay Xui?
- Nóng Tai Trái, Nóng Tai Phải Là Điềm Gì? Nóng Tai Hên Hay Xui
- Ngứa tai Trái & Ngứa Tai Phải Nam Nữ là điềm gì? Điềm báo tốt hay xấu
- Phân Biệt Charm vàng 3D và vàng 9999 như thế nào?
- MÁCH BẠN Ứng dụng Bát Quái không phải ai cũng biết