ĐẠOThế nào là luân hồi?
Thế nào là luân hồi? Góc nhìn của khoa học hiện đại về luân hồi là gì? Luân hồi là sự sống chết nối tiếp của chúng sinh. Dòng nhân quả diễn tiến một cách liên tục như một bánh xe quay tròn. Do vậy khi nào con người còn lòng tham sống và còn gây nghiệp thì lúc đó chúng ta sau khi chết vẫn sẽ tiếp tục trở lại và nhận lấy quả báo của mình.
Thế nào là luân hồi? Góc nhìn của khoa học hiện đại về luân hồi
Luân hồi là gì?
Luân hồi là sự sống chết nối tiếp của chúng sinh. Dòng nhân quả vẫn diễn ra một cách liên tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại. Do đó khi nào còn lòng tham sống thì chúng ta sau khi chết đi vẫn sẽ trở lại để nhập lấy nghiệp báo của mình.
Sau khi chết đi, mặc dù thân xác ngừng họat động nhưng sự sống vẫn tiếp tục tiếp diễn. Tuy rằng nó không phải là hình thái của sự sống giống như giai đoạn trước kia. Con người chỉ tồn lại dưới dạng năng lượng, sự sống này sẽ luôn chuyển biến chứ không phải là một linh hồn bất tử đi từ kiếp này sang kiếp khác.
Theo đạo Phật, sự tái sinh không có nghĩa là nhập xác hay là linh hồn xưa cũ trở lại dương gian. Do nghiệp lực từ kiếp trước mà sau khi chết đi, chúng sinh sẽ được tái sinh vào một hình thái khác, có thể cao hơn loài người, cũng có thể thấp hơn loài người.
Thế nào là luân hồi? Góc nhìn của khoa học hiện đại về luân hồi
Như vậy bánh xe luân hồi vẫn tiếp tục diễn ra trong trạng thái thay đổi như dòng nước xiết. Chúng sinh sau thừa hưởng những cái tốt của chúng sinh trước. Hai hình thái sống của hai giai đoạn thời gian và hai hoàn cảnh không giống nhau nhưng cũng chẳng khác nhau.
Không có chuyện con người thở thành thần thánh hoặc cầm thú, mà chính do hoạt động của thân, miệng, ý nghiệp mang tính thiện hay ác. Tất thảy cuộc sống của chúng ta có thể trở nên tốt hơn hay xấu đi đều tùy thuộc vào hành động của chúng ta.
Giáo lý luân hồi giúp chúng ta hiểu hơn về câu hỏi "sau khi chết còn hay mất". Không có nghiệp thì không tái sinh. Ví dụ như trường hợp của các vị A la hán và Phật. Các ngài không tạo ra nhân sống chết cho nên đã được giải thoát ra khỏi 6 kiếp luân hồi. Tuy vậy, việc thoát ra khỏi luân hồi đối với chúng sinh là vô cùng khó, cho nên chúng sinh đều chưa đủ sức để giải thoát. Vì thế, khi con người còn tồn tại trên dương thế, đức Phật dạy cho họ những phương pháp tu dưỡng để không sa vào những cảnh giới xấu, chịu nhiều thống khổ như súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục, giúp họ có thể vãng sinh vào cảnh giới an lành, giúp họ được tiếp tục tiến bộ trên con đường giác ngộ.
Sáu cõi luân hồi trong Phật giáo
6 cõi luân hồi trong Phật giáo là nơi mà chúng sinh sẽ được tái sinh, tùy theo nghiệp báo của từng người mà sẽ được tái sinh vào cõi phù hợp.
Trạng thái tồn tại của một người được xác định bởi nghiệp lực của họ. Một số cõi dường như dễ chịu hơn những nơi khác, cõi trời tốt hơn địa ngục nhưng tất cả đều chỉ là tạm thời và không hoàn hảo. 6 cảnh giới tái sinh thường được minh họa bởi bánh xe sự sống hay vòng luân hồi.
6 cõi luân hồi này thuộc dục giới. Trong vũ trụ Phật giáo cổ đại, tam giới bao gồm 3 giới là: Vô sắc giới (thế giới vô tướng), Sắc giới (thế giới của hình thức) và Dục giới (thế giới của ham muốn).
Ở một số tông phái của Phật giáo, cõi trời và cõi Atula được kết hợp lại nên chỉ còn 5 thay vì 6 cảnh giới tái sinh. Trong Phật giáo đại thừa, các vị Bồ tát hiện thân ở nhiều cảnh giới khác nhau để giúp chúng sinh thoát khỏi mọi đau khổ. Đó có thể là Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi trong cõi Ta bà. Hoặc có thể là Bồ Tát Địa Tạng người đã thực hiện một lời thế nguyện nhằm cứu vớt tất cả chúng sinh trong cõi địa ngục.
Cõi Trời (Devas)
Trong truyền thống Phật giáo, cõi trời là nơi những người có nhiều phước báu từ nhiều kiếp được tái sinh. Họ sống trong sự giàu có, hạnh phúc với cuộc sống lâu dài. Tuy nhiên những người ở cõi trời cũng già và chết đi. Họ được xem là những vị tiên có quyền năng ban phước hoặc trừng phạt chúng sinh ở những cõi thấp hơn.
Cõi A-tu-la (Asura)
A-tu-la là những sinh vật mạnh mẽ, đầy tài năng. A-tu-la biểu trưng cho sự phẫn nộ, thù hận và ghen ghét những người tài giỏi hơn mình.
Cõi Ngạ Quỷ (Preta)
Ngạ quỷ được mô tả như những sinh vật có bụng to, trống rỗng, có miệng và cổ nhỏ đến mức không thể nuốt được. Ngạ quỷ tượng trưng cho những người tham lam vô độ, thèm khát, vơ vét mọi thứ về cho mình nhưng không bao giờ cảm thấy thỏa mãn.
Cõi Địa Ngục (Naraka)
Địa ngục là nơi khủng khiếp nhất trong sáu cảnh giới tái sinh. Đó là nơi mà những người tàn ác bị đày xuống để trải nghiệm sự đau khổ mà họ đã gây ra. Địa ngục trong Phật giáo phân chia thành nhiều tầng khác nhau. Theo một số văn bản ghi lại, những người bị đày xuống địa ngục phải trải qua nhiều mức độ đọa đày đau khổ.
Cõi Súc Sinh (Tiryagyoni)
Cõi súc sinh bao gồm các loài động vật, côn trùng hay vi sinh vật… Họ sống theo bản năng, không nhận thức được tốt xấu, thiện ác và cố tránh khỏi sự khó chịu hoặc bất cứ điều gì không quen thuộc.
Cõi Người (Manusya)
Cõi người là cõi lý tưởng mà từ đó chúng sinh có thể thoát khỏi lục đạo luân hồi. Cảnh giới này được xem là có nhiều điều thuận lợi để tu tập giải thoát, từ việc có ý thức cho đến các thử thách và lợi lạc trong cuộc sống giúp con người nhận ra đâu là hạnh phúc đích thực và nỗ lực hết mình để đạt giác ngộ.
Góc nhìn của khoa học hiện đại về luân hồi
Luân hồi chuyển kiếp dưới góc nhìn của khoa học
Luân hồi không đồng nghĩa với hồi tưởng tìm lại tiền kiếp hay ký ức về tiền kiếp, dù đây thường được xem là hai bằng chứng điển hình của luân hồi. Luân hồi cũng không nhất thiết là một niềm tin tôn giáo. Dù khái niệm này có liên quan tới nhiều tín ngưỡng, tuy nhiên những người có tôn giáo chắc chắn tin rằng luân hồi là có thực.
Một định nghĩa đơn giản của luân hồi trong số rất nhiều khái niệm từng được đưa ra chính là sự đầu thai hay tái sinh của linh hồn vào một thân xác mới sau cái chết. Những người tin vào luân hồi xem thể xác và linh hồn là hai thực thể riêng biệt, trong đó chỉ có thân xác chết đi, còn linh hồn là bất diệt. Sau cái chết, linh hồn sẽ rời khỏi thân thể và tiếp tục hành trình của bánh xe luân hồi tới kiếp sống khác.
Trong một số tôn giáo, luân hồi có mối liên hệ mật thiết với nghiệp chướng, niềm tin cho rằng linh hồn sẽ thực hiện cuộc hành trình nơi mà quá khứ và hiện tại nối kết nhau dựa trên những lựa chọn mà con người đưa ra trong cuộc sống.
Không ít người bác bỏ hoàn toàn sự hiện hữu của luân hồi. Họ tin rằng mỗi người chỉ có duy nhất một cuộc đời, do đó, con người cần nỗ lực sống tốt nhất có thể.
Nhiều cuốn sách đã từng ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ em bỗng dưng nhớ lại những ký ức tiền kiếp của mình. Hiện tượng này thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học. Họ đã cất công làm sáng rõ những điều lạ thường bằng lý giải khoa học, trong đó có tiến sĩ Stevenson.
Tiến sĩ Stevenson đã dành nhiều tâm sức tìm hiểu ký ức tiền kiếp ở trẻ em. Trong sự nghiệp của mình, Stevenson đã nghiên cứu hơn 2.500 trường hợp trẻ em kể chuyện kiếp trước. Trong số này, tiến sĩ khẳng định có tới 1.200 ca được chứng thực hoàn toàn khách quan.
Các ca nghiên cứu của tiến sĩ Stevenson chủ yếu tập trung ở những khu vực nơi người dân có niềm tin mãnh liệt vào sự luân hồi như châu Á, Ấn Độ…. Sau 40 năm nghiên cứu, Stevenson xác định 7 đặc điểm thường gặp về ký ức tiền kiếp ở trẻ em. Đó là những đặc điểm:
- Đứa trẻ bắt đầu mô tả những hồi ức trong kiếp trước ngay khi có thể giao tiếp
- Đứa trẻ nhớ được những chi tiết về cái chết của mình trong kiếp trước
- Có đủ mô tả được đưa ra để xác định gia đình trong tiền kiếp
- Có sự tiếp nối trong đặc điểm tính cách, sở thích và thói quen sau khi đầu thai.
- 90% các trường hợp giới tính trong hai kiếp sống là không thay đổi
- Ngoại hình, đặc biệt là các đặc điểm trên khuôn mặt, có xu hướng giống nhau giữa thân xác của kiếp trước và kiếp này
- Luân hồi làm mới các mối quan hệ gia đình và xã hội.
Hiện tượng nhớ lại những ký ức tiền kiếp là một trong những chủ đề thu hút sự tò mò của rất nhiều người mà tới thời điểm hiện tại, ánh sáng khoa học vẫn chưa thể làm sáng rõ. Dù vậy, cũng giống như các hiện tượng vượt qua ranh giới giữa tâm linh và khoa học, hiện tượng luân hồi không nhất thiết phải được khoa học chứng minh hay bác bỏ. Luân hồi và những ký ức về tiền kiếp là một bí ẩn cần được khoa học giải mã.
Bài viết liên quan
- Hôm nay đánh con gì đánh số mấy để may mắn
- Lá số tử vi của ngọc nữ Tăng Thanh Hà
- Cuộc đời Tướng Võ Nguyên Giáp theo góc nhìn chiêm tinh hoàng đạo
- Điểm danh 3 con giáp đổi vận giàu sang, tiền tài dư dả năm Nhâm Dần 2022
- Ngày Tam Nương năm 2022 là ngày nào? Bảng tra cứu ngày tam nương năm 2022
- Gãy đũa báo hiệu điềm gì? Gãy đũa Hên hay Xui?
- Nóng Tai Trái, Nóng Tai Phải Là Điềm Gì? Nóng Tai Hên Hay Xui
- Ngứa tai Trái & Ngứa Tai Phải Nam Nữ là điềm gì? Điềm báo tốt hay xấu
- Phân Biệt Charm vàng 3D và vàng 9999 như thế nào?
- MÁCH BẠN Ứng dụng Bát Quái không phải ai cũng biết