Căn cô Bơ là gì? Người có căn này tính cách ra sao?

Căn cô Bơ là gì? Người có căn này tính cách ra sao? Cô Bơ Bông hay Cô Ba Thoải Cung [ còn gọi là Cô Bơ Hàn Sơn, Cô Ba Hàn Sơn, Cô Bơ Thác Hàn ] được thờ tại Đền Ba Bông tại xã Hàn Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa thuộc khu du lịch tâm linh Hàn Sơn. Sinh ra trên đời ai cũng có căn có số nhưng không phải ai cũng căn cao số nặng được các Ngài đi Bắt Lính Làm Đồng. Cùng XEM BOI TU VI chúng tôi tìm hiểu về căn cô bơ cũng như là tính cách của người này ra sao nhé.

Căn cô Bơ là gì? Người có căn này tính cách ra sao?

Cô Bơ là ai? 

Theo truyền thuyết kể lại, Cô Bơ là con vua Thủy Tề, tên thật là Thoải Cung công chúa, được vào Quảng Hàm cung. Là một nàng công chúa xinh đẹp, thông minh lại dịu dàng, lương thiện, gặp thời nước Việt bị giặc Minh xâm lược, con dân lầm than, oán thán, đau khổ đến cực điểm, Thoải Cung công chúa đã hiển linh, đầu thai thành người trần giúp dân đánh giặc. Không chỉ có vậy, Cô Bơ còn giúp dân bốc thuốc chữa bệnh, tạo điều kiện cho dân chúng an cư lạc nghiệp sau chiến tranh.

Khi đất nước đã yên bình, cô Bơ trở về làm công chúa ở thủy cung, nhưng vẫn hiển linh ở vùng ngã ba sông giúp người dân trị thủy, phòng chống lũ lụt và cứu vớt nhiều người không may gặp nạn đuối nước.

Vì thế, dân gian phong cô Bơ là Thánh Cô, xếp hàng thứ ba trong tứ phủ và lập đền thờ tự cô ở Thanh Hóa. Ngày nay người ta tái hiện lại hình ảnh cô Bơ trong các giá hầu đồng cô Bơ với tạo hình: khi cô ngự đồng làm lễ, tay cô cầm đôi mái chèo, lưng giắt tiền lẻ để đi đò, trên đầu cài ba nén hương.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC ONLINE

Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Đỉnh Cao Cuộc Đời...

(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Cô chèo đò qua các phủ giúp đỡ dân lành. Chèo đó xong cô lấy dải lụa đỏ để đo gió và mây. Khi an tọa, cô dùng pháp lực của mình để giúp dân chúng chữa bệnh, cứu rỗi chúng sinh khỏi bể khổ bệnh tật, ốm đau.

can-co-bo

Căn cô Bơ là gì? Người có căn này tính cách ra sao?

Thần tích về Cô Bơ trong dân gian

Hiện nay trong văn hóa dân gian cũng như trong các cuốn tài liệu đều có rất nhiều câu chuyện ghi nhận lại thần tích về Cô Bơ. Cùng điểm qua một số sự tích Cô Bơ cũng như câu chuyện tiêu biểu nhé: 

Đầu tiên, theo ghi chép của một cuốn tài liệu cho rằng Cô Bơ hay còn gọi là Cô Ba Thoải Cung giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng, vốn là công chúa của Vua Thủy Tề đứng hàng thứ 3 trong Tứ Phủ Thánh Cô. Cô là người có công lớn giúp vua Lê Lợi đánh tan quân Minh xâm lược và sau này khi cô mất, cô còn anh linh giúp vua Lê lợi diệt Mạc phù Lê. 

Trong dân gian còn tương truyền rằng vào những năm đầu của cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, quân ta vẫn còn yếu về lực lượng, thường xuyên bị quân dịch truy đuổi, một lần vua Lê Lợi bị giặc rượt đuổi đến bờ sông Thác Hàn ở Hà Trung gặp được cô Bơ đang tỉa ngô bèn xin cô giúp đỡ, hẹn ngày toàn thắng trở về sẽ rước cô về triều phong làm phi tử. Sau đó, cô cũng không quản nguy khó bí mật chèo thuyền trên ngã ba sông chở quân sĩ cũng như lương thực qua sông - là người có công lao không nhỏ làm nên đại thắng của quân và dân ta. Đến ngày khúc hát khải hoàn cất lên thì người xưa nay còn đâu, Cô một lòng đợi chờ, dù có nhiều người hỏi cô vẫn không chịu kết duyên cùng ai, cho đến khi thác hóa vẫn một lòng kiên trinh đợi đức vương trở về, nhưng khi người trở lại thì cô đã thác tử từ bao giờ.

Để tưởng lòng tiếc thương cho số phận cô dân gian còn lưu truyền lại rằng Cô Bơ không phải thác tử mà cô Bơ giáng trần vì được lệnh vua cha giúp phò tá người tài đức lên ngôi Vua, sau khi mãn hạn Cô Bơ Mẫu Thoải được đoàn xe đón rước về Thủy Cung. Sau này, cô hiển linh giúp dân chúng ở ngã ba sông nơi cô giáng thế, độ cho thuyền bè qua lại được vạn sự hanh thông, thuận buồm xuôi gió, chính vì vậy nên cô còn được biết đến với danh hiệu Cô Bơ Bông.

Ngoài ra theo một huyền tích khác vào những năm đầu đại Hồng Đức triều dưới thời vua Lê Thánh Tông, có Sùng Quốc Công - Lê Thọ Vực trong một trận giao tranh ác liệt bất phân thắng bại. Chính đêm hôm ấy, ông đã mơ thấy một cô gái mặc xiêm y trắng trên trời giáng xuống ngã Ba Bông, rẽ nước bước lên kiệu võng mà nói với ông rằng: “ Xin hãy lui quân về Nhị Sơn hạ thủy mà vây hãm, lên núi Thạch Bàn mà cầu Mẫu thoải tất ứng linh”. Theo lời Cô ông dặn binh lính chuẩn bị và làm theo, cuối cùng dẫn đến chiến công lừng lẫy, oanh liệt muôn phương. (Ngày nay dấu tích lịch sử tại bãi đá Thác Hàn vẫn còn). Để đến ơn Cô, ông tâu với đức vua, vua Lê cho lập đền thờ để đáp lại ấn đức của thánh nhân. 

Dân gian tin rằng khi cô giáng vào ai, người đó sẽ có căn Cô Bơ dù già trẻ gái trai thì sắc mặt đều trở nên hồng hào tươi tốt, đẹp đẽ lạ thường. Khi cô ngự đồng, cô thường mặc áo trắng, đầu đội khăn đóng, cô cầm đôi mái chèo, khoác thêm trên mình chiếc áo choàng trắng, bên hông đắt tiền đò,..Khi cô an tọa người ta thường xin cô thuốc về chữa bệnh, vì vậy cô Bơ ngự về thường hóa phép để ban thuốc chữa bệnh cho mọi người.

Căn Cô Bơ là gì?
Theo văn hóa tâm linh, con người sinh ra trên đời ai cũng có căn số hay gọi là số phận. Người Việt luôn quan niệm, mọi vật mọi việc trên thế gian đều không tự nhiên diễn ra, nó tuân theo số mệnh và luật nhân quả. Những người có được Cô Bơ chọn được xem là những người có nhân duyên với Cô, ở kiếp này người được chọn sẽ quay về với mục đích hầu cận cô Bơ để trả ơn những việc Cô đã làm giúp họ ở kiếp trước. 

Người có căn Cô Bơ

Tính cách cuộc đời người có căn Cô Bơ

Những người có căn cô Bơ có số mệnh định sẵn làm lính để hầu thánh làm đồng. Những người được chọn bất kể nam hay nữ đều có tính cách, hoại hình khá giống cô Bơ: 

Những người có căn Cô Bơ ngoại hình nhẹ nhàng thanh thoát, đi thường không phát ra tiếng, kể cả nam giới đều có môi đỏ, má hồng, da mặt trắng bóng căng mịn ướt át như dính nước

Giàu lòng trắc ẩn, thương người, nhiều cảm xúc, ánh mắt hay nhìn xa xăm, đượm buồn, hay hờn tủi nhưng sắc thái lại luôn tươi vui

Những người có căn cô Bơ thường hay tủi. Họ hay khóc về đêm, và có tính cách nhẹ nhàng, mang nhiều tâm sự, thường là những chuyện buồn. Có những lúc họ muốn sống vui vẻ hơn nhưng dường như có một cái gì phiền não luôn ở trong tâm họ, khiến họ không thể dứt ra được, không thể thoát khỏi những suy nghĩ buồn phiền và để rồi đêm xuống, họ lại rơi nước mắt.

Người có căn cô Bơ có giác quan thứ 6 rất mạnh. Họ rất nhạy cảm với những chuyện xảy ra trong cuộc sống.

Người có căn cô Bơ, kể cả là nam hay nữ thường là những người rất nhẹ nhàng uyển chuyển. Họ ăn nói nhẹ nhàng, thánh thót dễ nghe, đi vào lòng người. Họ đi đứng nhẹ nhàng, mọi hành động đều thể hiện sự nhỏ nhẹ, mong manh dễ vỡ.

Những người này thường có lòng trắc ẩn, biết thương xót tới những số phận bất hạnh trong cuộc sống. Khi gặp những cảnh khổ đau, họ tỏ rõ lòng thương xót chúng sinh, sẵn sàng dang rộng đôi bàn tay của mình để cứu khổ cứu nạn.

Người có căn cô Bơ là những người có ngoại hình nữ tính. Nếu là nữ, họ tỏ rõ yểu điệu thục nữ. Nếu là nam, dù nội tâm và thực chất họ rất mạnh mẽ, nhưng những gì họ thể hiện ra trong mắt người khác cho ta cảm giác họ rất nhẹ nhàng, xinh đẹp.

Những người mang trong mình căn cô Bơ còn là những người vô cùng tinh tế. Họ chăm chút cho bản thân rất kỹ lưỡng và tỏ ra luôn hoàn hảo, không tỳ vết trong mắt người khác.

Đặc biệt, những người có căn cô Bơ khi đi hầu đồng sẽ rưng rưng nước mắt sau đó thì khóc to. Họ cũng thường xuyên mơ thấy cô Bơ hiện về trong các giấc mơ trong hình hài một tiên nữ áo trắng. Họ cũng thường xuyên mơ thấy đi lễ ở đền cô và rắn là loài vật thường xuyên xuất hiện trong các giấc mơ của họ.

Nếu như bạn Tìm hiểu hay đi hỏi về Căn Cô Bơ.. phần lớn sẽ nhận được Kết quả: Căn Cô Bơ Lận đận tình duyên, căn cô Bơ tình duyên trắc trở... Khóc ngày không ai biết, khóc đêm chả ai hay. Buồn vì 1 chữ tình, lắm thị phi oan trái. Cô Bơ thi thoảng "xuất hiện" với vẻ u buồn & văn Cô Bơ cũng buồn da diết ..vương vấn trần gian nhưng đặc biệt, những người có căn cô bơ dù là nam hay nữ sắc diện cũng rất tươi. Có thể gọi chung là mặt hoa da phấn. 

Ghế cô đức độ hơn người
Khi leo núi dựng lúc bơi sông dài
Giúp đời nào tính một hai
Như thuyền chở đạo miệt mài tháng năm

1 số Bài viết về Căn Cô Bơ Sưu tầm

Đặc điểm tính cách: Là người có cảm xúc nhiều, hay buồn về tình cảm, hay bị đau đầu, căng thẳng nhức đầu. Hay mất ngủ do nhiều cảm xúc, dễ tự ái. Bề ngoài đi lại nhẹ nhàng thanh thoát, giàu lòng trắc ẩn, ánh mắt xa xăm đượm buồn. 

Ghế cô xinh đẹp mĩ miều 
Lời ăn tiếng nói nhẹ nhiều người dưng 
Đúng ghế cô lại được ưng 
Nhất tâm cô gửi lên rừng hái hoa

Trong các bài văn hầu Tứ Phủ, tôi rất thích văn Cô Bơ vì nghe thấy da diết buồn. Và tôi rất ấn tượng một câu hát: " Hoa đào còn đợi gió đông, biết đâu quân tử mà trao duyên nồng?" Một lần, có một cô đồng nổi tới điện nhà tôi và cô Bơ đã nhập đồng. Tôi chợt thở dài, bùi ngùi nói với cô: "Câu hát văn của cô sao con thấy thật giống với hoàn cảnh của con..." Cô Bơ nguýt dài tôi: " Trời! Thấy đâu có giống ngươi vì ta thấy ngươi luôn có đầy quân tử theo đuổi mà... Chỉ có điều..." Tôi cười , nói:" Chỉ có điều con chả có duyên nồng để trao...hì..." Cô Bơ bật cười, lắc đầu nói: " Ta không có ý thế. Ngươi biết đấy, quả kiếp này là nhân của kiếp trước mà chính ngươi đã gieo trồng: Kiếp trước, cái gì ngươi cũng tu được nhưng chỉ một chữ tình là ngươi chưa bao giờ tu được. Vì thế ở kiếp này, mỗi lần ngươi chợt có chàng quân tử nào tới thì lập tức các tiền duyên kiếp trước của ngươi sẽ có mặt liền để quấy phá. Tuy nhiên, ngươi cũng hạnh phúc hơn ta rất nhiều...vì kiếp nào cũng vậy, ta chả thấy vị quân tử nào xuất hiện cả..." Tôi tròn mắt hỏi lại:" Ủa! Con tưởng ở dưới đó thì cô sẽ gặp được người trong mộng của mình?" Cô Bơ khẽ nói vẻ đượm buồn: " Kiếp nào cũng vâỵ thôi, ta tìm kiếm hoài mà không thấy một nửa của mình" Sau này, đọc những ghi chép về vị thánh cô này, tôi mới biết được nguyên nhân vì sao cô Bơ luôn mang vẻ u buồn. Chuyện rằng. năm ý, khi Lê Lợi bị giặc đuổi đến ngã ba sông, cùng đường thì gặp cô Bơ đang bẻ ngô ở đó. Trước tình thế nguy nan, nghìn cân treo sợi tóc ý của một vị tướng quân cô Bơ đã nhanh trí bảo người nhà đưa quần áo và mũ của họ cho ông mặc vào. giả làm dân bản địa đang lượm bắp.

Khi quân giặc đến nơi, chúng đã bị bà con chỉ đi nơi khác để tìm kiếm. Lê Lợi nhờ thế đã thoát hiểm. Thấy Cô Bơ là người đoan trang hiền thục, tài trí nhanh nhẹn nên vua rất cảm mến và hứa hẹn rằng: "Khi nào đánh tan giặc Minh , ta sẽ quay lại đón nàng về cung." Năm tháng qua đi, cô Bơ chờ đợi mỏi mòn nhưng người xưa vẫn biệt vô âm tín. Vì nặng lòng với người đã từng thề non hẹn biển nên cô Bơ đã từ chối tất cả những chàng trai được mai mối đến cưới hỏi mình. Sau khi ca khúc khải hoàn, vua Lê Lợi đã trở lại ngã ba sông tìm gặp lại tri kỉ để đón nàng về cung, nhưng tiếc thay đã muộn mất rồi vì trước đó ít lâu, cô Bơ đã quy tiên. Có lẽ vì ôm trọn mối tương tư với người xưa và nặng tình với phàm trần nên cô Bơ luôn vương vấn trần gian. Văn cô Bơ tuy buồn nhưng sâu lắng, da diết. Và theo tôi cảm nhận thì trong các bài văn về các vị thánh cô, văn cô Bơ là hay nhất.

Nhưng: 

Thưa cô con thấy rất buồn 
Bởi vì đạo Mẫu đâu còn như xưa 
Bây giờ có lắm đồng đua
Hầu xong vỡ nợ đổ thừa tại cô.

can-co-bo

Căn cô Bơ là gì?

Nhận định chung

Về ngoại hình tính tình thì những người này nhẹ nhàng thanh thoát,có khi đi không phát ra tiếng động, kể cả nam giới cũng có khi môi đỏ da trắng, vẫn manly thích phụ nữ nhưng phong thái mang nhiều nét nữ tính, thích xài đồ đẹp đồ thơm, giàu lòng trắc ẩn, có khi ánh mắt như xa xăm đượm buồn, mặc đồ trắng đẹp...

Bóng cô cử chỉ nhẹ nhàng. Dáng đi uyển chuyển vững vàng uy nghi, lời nói rất dễ lọt tai, vốn tính không thích tranh đua với người nên hay nhường nhịn lấy phần thiệt thân

Về biểu hiện khi dự/đi lễ/hầu giá Thánh cô thì có khi văn bắt đầu tấu là rưng rưng, có khi sau ấy khóc lóc tùm lum...
Về các biểu hiện khác thì có thể nằm chiêm bao lễ đền cô, mộng thấy tiên nữ áo trắng, thấy rắn nhiều lần, mơ đi lễ tại đền chùa rồi tự dưng được bà đồng hàng xóm sang mời đi dự hầu ...

Lại có chuyện thế này, bạn tôi từ bé nam nhi da trắng môi đỏ, tuyền được mượn làm phù rể, thuở bé đi hay đua xe đạp ba bánh với lũ bạn cùng xóm. Hôm ấy đi tới cầu Khỉ thì phi luôn xuống sông Tô Lịch, ấy thế may làm sao không chết chìm dưới sông Tô mà rơi trúng cái thuyền của ông ăn mày đang chèo qua, thế là thoát chết. Vầng thế có trùng hợp không.

Sau đó lớn rồi đi làm thì tự dưng bà đồng trong ngõ đi qua lại cứ rủ đi lễ, lúc ấy hắn chả biết gì thế là đi. Thế là Đền Ba Bông chính là đền Thánh Tứ Phủ đầu tiên hắn đi, sau hôm ấy cả năm trời hắn làm ăn tươi tốt.

Năm sau, bà đồng gặp lại bảo hắn đi lễ, hắn ỡm ờ rồi lờ luôn không đi, 2 năm liền sau đó bê bết dính toàn vụ đau đầu, như là bị tước hết những gì đã được ban cho.

Lúc ấy tận cùng đau khổ thì âm dương còn thương cứu trợ, tạo duyên cho hắn được giác ngộ, tu tập chánh đạo, biết tới cửa đền thần oai linh. Kể từ đó lại được ban danh ban diện hồi trở lại, nhất là mỗi lần đi lễ Thác Hàn nói riêng và các đền phủ chư Phật Thánh nói chung lại được các Ngài lưu tâm chiếu cố cho thỏa nguyện, lộc to lộc nhỏ kiểu gì cũng tới (cái này mình phải thừa nhận). Thậm chí cả cô người yêu xinh đẹp cũng là từ một mối nhân duyên khi đi lễ đền Mẫu Thoải ở Gia Lâm. Rồi mấy lần thấy hắn nói chuyện muốn đi lễ quá mà chưa có tiền là y rằng 3 - 5 ngày sau có đủ tiền cho đi lễ, có lần hắn tiêu hết số tiền ấy chưa kịp đi lễ tui mới trêu không đi là bị phạt đấy. Y rằng mấy hôm sau ốm luôn. 

Thường diện tranh phục trắng

Đặc biệt đường tình duyên vô cùng lận đận, trắc trở mà người xưa thường có câu người có căn Cô Bơ - đừng mơ hạnh phúc. 

Khi tới dự lễ Thánh cô thì bắt đầu rưng rưng, sau đó có khi khóc tùm lum, khi ngủ thường chiêm mộng về lễ đền Cô hay có tiên nữ áo trắng Báo Mộng

Cuộc đời được hưởng lộc Cô

  • Tuy đường tình duyên lận đận nhưng những người có căn Cô Bơ thường được hưởng nhiều lộc Cô như: 
  • Là người tài trong lĩnh vực y học, bốc thuốc chữa bệnh cứu người, sinh ra có khả năng thiên phú, lớn lên trở thành những thầy thuốc bác sĩ giỏi. 
  • Thuận lợi trong việc kinh doanh cũng như làm ăn buôn bán, công việc luôn vạn sự hanh thông, làm gì cũng thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn, có nhiều tài lộc.
  • Ngoài ra, những người có căn Cô Bơ thường được phú cho nhan sắc hơn người, từ nước da trắng, đôi môi đỏ hồng cho tới tính cách nhẹ nhàng, tâm hồn tinh tế.  Là một trong những mỹ nam, mỹ nữ trong thế giới con người.

Khi nào hết căn cao số nặng?

Khi nào hết căn cao số nặng, hết căn Cô Bơ là câu hỏi nhiều người quan tâm. Không có một thời gian cụ thể nào để trả lời cho câu hỏi này, chỉ biết rằng những người có căn cao số nặng, căn Cô Bơ không phải là điều không tốt. Những người có căn Cô tu tốt, suy nghĩ tốt, biết nắm biết buông, theo đường chính đạo sẽ có cuộc sống tốt an nhàn hơn người. Không nên trách duyên trách phận vì bất cứ điều gì xảy ra cũng là do luật nhân quả, phận khổ hay không thứ nhất là do nghiệp, thứ hai do phúc phần, cuối cùng là do tâm tu chưa đủ thành. Vì vậy không nên đổi lỗi, hay oán trách do căn số mà khổ, chăm chỉ tu tập, tích nhân tích đức mọi việc tự có lo liệu.

Biết căn cao, số nặng thì năng tu nhà, căn tu ai cũng phải làm, thờ cha kính mẹ chính là chân tu. Đừng vì căn của ai mà sống lận đận, tất cả vì chữ nghiệp, thích thiện làm phước hóa giải nghiệp tin vào nhân quả ắt có cuộc sống tốt đẹp.

Có ai lên Thác Hàn Sơn
Ba Bông đền đó ghi ơn nhớ người
Dáng Cô nho nhã điểm mười
Dải lụa, áo trắng tươi cười thướt tha

Hương cài mái tóc nuột nà
Mái chèo Cô lái là là trên sông
Tiền đò Cô giắt bên hông
Gió thu thoang thoảng, dải hồng phất phơ

Nhớ ai đã hẹn đã chờ
Nhớ lời Vua hứa, từng giờ vấn vương
Kiên trinh, hoá thác, kiên cường
Một lòng son sắc, giữ đường hẹn xưa

Phù Lê, dẹp Mạc tích xưa
Công lao to lớn dẹp chừa giặc tham
Giờ đây đất nước huy hoàng
Tiên Cô hiển thánh trong hàng Thánh Cô

Thoải cung cai quản sông hồ
Anh linh chắc giáng, thành đô oai hùng
Muôn dân thành kính tôn sùng
Nức danh thoải phủ muôn trùng thần thông

Cô thương ban phép thanh đồng
Ban danh ban diện như rồng như hoa
Cô trị bách bệnh trị tà
Thần phù trị bệnh nhà nhà an yên

Cô thương lính ghế nhu hiền
Nhất tâm việc thánh, việc tiên, độ đời
Cô về cô đã ban lời
Các con nghe học nghe lời theo tu:

“Lênh đênh qua cửa thần phù”
“Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm”
Đi tu như kiểu mò kim
Đáy biển rộng lớn “đắm chìm” con thơ

Bao giờ mới tìm được bờ
Thuyền kia “bát nhã” đợi chờ héo hon
Nhất tâm tu đạo cho tròn
Thuyền kia mới đến cho con vào bờ

Tu tâm tu đức từng giờ
Phật thương Thánh cứu ban cờ ban binh
Độ cho đất nước an bình
Cứu mê độ khổ chung tình, Cô thương

Cô về Cô đã chỉ đường
Đường đi lối bước, tỏ tường con đi
Con “Thánh” phải biết xét suy
Đừng vì danh lợi, đừng vì tấm thân

Đồng cũ giúp đỡ đồng tân
Cùng nhau nối nghiệp dần dần đi lên
Gắng tu trí đức cho bền
Thơm danh sáng giá mang tên “Thanh Đồng”

Ai mà hống hách chống lời
Cậy binh cậy thế nạt đời chịu oan
Lòng dân ấm ức muôn vàn
Âm binh, bùa chú, làm càn hại dân

Ta về ta trị toàn phần
Hồn xiêu phách tán, hết trần về âm
Về âm ta lại phạt âm
Địa ngục muôn kiếp, lầm than mọt đời

Đến đây đã tạm dừng lời
Ghế Cô ngoan ngoãn, Phật trời chứng tâm

Đền cô Bơ Bông và những điều chưa kể

Đền cô Bơ trải qua khá nhiều sóng gió: vào khoảng năm 1939 - 1940, Đền Bơ Bông đã bị giặc Nhật phá đổ, đốt tượng. Lúc đó, cụ Nguyễn Trọng Khanh là thủ nhang của đền đã bí mật cứu gỡ được một số bài vị, bát hương, đỉnh thờ và pho tượng cô đem giấu đi. Sau đó ít ngày, cụ đã xin giặc Nhật cho lập đền thờ Trần Hưng Đạo (thực chất là dựng lại đền Cô) ở khu bãi bồi bên sông cách đền cũ chừng 200 mét. Nơi dựng đền cô lúc đó chỉ toàn lau lách.

Dưới sự quyết tâm của Cụ và bà con làng xóm, một ngôi đền 3 gian bằng tre nứa lá đơn giản đã được xây dựng. Sau đời cụ Nguyễn Trọng Khanh là cụ Nụ thủ nhang. Cụ Nụ có công rất lớn trong việc tôn tạo lại đền. Để có kinh phí xây dựng, cụ đã bán hết nhà cửa ruộng đất mới dựng được ngôi đền gạch, lợp ngói 5 gian.Năm 1996, ngôi đền được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.Hiện nay, khu đất cũ của đền Cô mà đã bị giặc Nhật phá đã có người dân xây dựng 3 gian nhà ngói để ở. Nhưng nghe đâu, miếng đất nơi đền cũ linh thiêng không ở được. Người ở đó đã bỏ lại ngôi nhà chỉ để dành thắp hương cho cô và đi kiếm ăn nơi xa.

Dân gian truyền tai nhau rằng, đền Cô Bơ rất linh, ai hữu sự đến kêu van cửa cô chỉ cần nhất tâm, lòng thành lễ bạc đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi. Lại thêm những câu chuyện cô hiển linh lưu truyền trong dân gian càng làm cho ngôi đền trở nên linh ứng, kỳ bí và thiêng liêng, thu hút rất nhiều người đến hành hương xin cô ban lộc, độ cho sức khỏe dồi dào, vạn sự hanh thông.

can-co-bo

Căn cô Bơ là gì? Người có căn này tính cách ra sao?

Làm sao biết mình căn cô Bơ ?

Người có căn cô Bơ (cô Ba thoải cung) hay bóng cô Bơ thường hay mất ngủ và hay tủi về đêm, hay khóc (khóc thầm hay khóc lên tiếng mà không có lý do). Đặc biệt là rất hay bị người khác nghi oan cho mình mà không thể giải thích nổi, có giác quan thứ sáu (khả năng tâm linh) mạnh. Ở mỗi người mỗi khác, không ai giống ai nhưng nhìn chung những người có căn cô Bơ đều rất giống với tính cách của cô trong các bài hát văn và thần tích.

Người sát căn cô Bơ

Biểu hiện của việc bị bắt đồng thì ở mỗi người là khác nhau. Cô Bơ bắt đồng không hẳn là cứ phải thay đổi về diện mạo hay tính tình. Mà điểm chung nhất của những người bị các Ngài bắt sát phải ra hầu là

Có sự nóng ruột. Thậm chí có người còn nóng kiểu khó tả, từ trong ruột nóng ra, người lúc nào cũng rực lên dù ngoài trời có 10 độ C...Cặp nhiệt độ không hề sốt, đi khám ruột gan phèo phổi chẳng làm sao mà cứ ốm như người giả vờ, kiểu 3 ngày béo 7 ngày gầy.

Có sự thay đổi về sức khỏe hoặc công việc, thường là sẽ xấu đi. 

Và nếu thật sự người nào bị bắt đồng thì các ngài sẽ sắp xếp để bạn được biết mà lo, có thể bằng việc bạn đi xem hay qua chiêm bao... Cũng có khi có duyên được gặp thầy soi đúng căn mệnh và chỉ lối. 

VD như bạn này:

Em xin chia sẻ với mọi người câu chuyện thật của em nhé.

Bản thân em từ bé đã có duyên với chuyện tâm linh nhưng bao năm nay cũng chỉ là lòng em tin và nhất tâm hướng về cửa Phật,Thánh. Tháng 6 âm rồi em về Phủ Tây Hồ và em đứng khóc trước ban Sơn Trang, nhưng là cảm giác hoan hỉ thôi.

Em về Đền, Điện hay bị rùng mình, nặng đầu,.. Cuối tháng 6 rồi thì em lại có nhân duyên đi lễ ở Lào Cai, em đã nghĩ em có duyên bên Ngàn. Tháng rồi em đi xem, thật hữu duyên vì em đi xem khá nhiều nhưng đây là lần đầu tiên, cô Bơ về giáng bóng ngự đồng nhận em là người cửa cô.

Em dập đầu lậy phát nguyện sẽ về cửa cô để lễ, cô cũng chỉ bảo cho em công việc nên làm như thế nào. Và dặn em sang lễ Mẫu Thoải Long Biên, đi lễ thì nhớ có sớ và xin đài.

Sau hôm đấy đầu em cứ có suy nghĩ 18, 28 tháng sau thì về cô. Ba hôm sau thì em sang đền Mẫu, em dâng lễ dâng hương các ban. Đến khi về cung Mẫu, vừa ngồi xuống thì em khóc và người bị quay tròn. Em vừa khóc, vừa quay tròn, vừa khấn cũng phải 15, 20p.

Ở gian trên có giá hầu, thỉnh thoảng em còn lắc lư theo cung văn. Khấn xong em run run xin đài, vì lần đầu tiên em xin đài 1 mình, trước khi đi em còn phải tra GOOGLE để xem xin đài như thế nào là được. Thật mừng Mẫu thương, cô thương nên em xin là được luôn, nhưng em quyến luyến không muốn ra về.

Em lại ngồi xuống, hướng lên nhìn Cô rồi lại khóc. Người lại quay, em phát nguyện xin được sang tai để em biết đường đi lối lại, sang tháng em sẽ về cửa cô.

Đúng khi vừa phát nguyện xin xong thì em nhắm mắt lại một cái, người em quay mạnh hơn, mắt em nhắm tít không mở ra được. Em vừa nói vừa tự trả lời: 28 tháng này về đi (hôm e đến là 26).

Em xin vì không chuẩn bị kịp, cho em sang tháng sau về. Cô lại bảo ra mồm là 28 về đi. Em bảo con biết Mẫu và Cô thương con nhưng con chuẩn bị không kịp, cho con xin tháng sau về và được cho ngày 16.  Sau khi nói xong, 2 tay em tự chắp lên đầu, người em ngừng quay, mắt mở ra được.  Vái bên tả, hữu rồi mới vái ở giữa, mọi thứ là em hoàn toàn được chỉ chứ em không hề biết. 

Trên đây là những chia sẻ kiến thức về căn cô bơ của XEM BOI TU VI chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lại, những thông tin về căn cô Bơ và những người mang căn cô Bơ. Hi vọng rằng qua đây, các bạn có thể hiểu rõ hơn về căn của vị Thánh Cô này cũng như hiểu hơn về cuộc đời và tính cách của một người mang căn cô Bơ ở bên cạnh.