Các Ngày Lễ Năm 2021

Tổng Hợp Ngày Lễ Năm 2021 và ý nghĩa của các ngày lễ - Việt nam cũng như các nước trên thế giới có bề dày lịch sử thường có những ngày kỉ niệm, hoặc những là tổ chức lễ lớn nhằm kỉ niệm một sự kiện lịch sử, hướng ứng một phong trào, tôn vinh một danh nhân, một sự kiện văn hóa... Vậy Việt Nam chúng ta trong một năm có những ngày lễ kỉ niệm nào? Những ngày lễ lớn rơi vào ngày nào trong năm, trong năm 2021 tân sửu thì sẽ rơi vào thứ mấy? Bao nhiêu ngày nữa thì sẽ tới những ngày lễ kỉ niệm này. Hãy cùng XEM BOI TU VI chúng tôi xem bài viết dưới đây mà chúng tôi đã tổng hợp giúp các bạn nhé.

Tổng Hợp Ngày Lễ Năm 2021 và ý nghĩa của các ngày lễ

Năm 2021 là năm Tân Sửu - Thời gian bắt đầu của năm Tân Sửu 2021 bắt đầu từ ngày 12/2/2021 tới hết ngày 31/01/2022 dương lịch. Còn âm lịch là từ 1/1/2021 đến hết ngày 29/12/2021. Tổng cộng 353 ngày.

Những ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử của Việt Nam năm 2021

Sự kiện quan trọng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (25/1 – 2/2/2021).

Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 (23/3/2021).

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC ONLINE

Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Đỉnh Cao Cuộc Đời...

(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

  • 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2021).
  • Giỗ Tổ Hùng Vương (Mùng 10 Tháng 3 Âm lịch).
  • 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2021).
  • 67 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2021).
  • 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 18/5/2021).
  • 76 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2021).
  • 76 năm Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/91945 – 2/9/2021).
  • Kỷ niệm năm tròn ngày lễ, sự kiện lịch sử quan trọng
  • 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 – 6/1/2021).
  • 80 năm Ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo Cách Mạng Việt Nam (28/1/1941 – 28/1/2021).
  • 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/191931 – 26/3/2021).
  • 80 năm Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941 – 19/5/2021).
  • 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 – 5/6/2021).
  • 60 năm Thảm họa da cam tại Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2021).
  • 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 – 23/10/2021).

Ngày Lễ Năm 2021 và ý nghĩa của các ngày lễ

Nguồn gốc và ý nghĩa của các ngày lễ trong năm quan trọng

Tết dương lịch (1/1 Dương lịch)

Ngày 1/1 (New Year – January 1) là tết Tây, theo cách gọi của người Việt Nam. Đây là dịp lễ quan trọng của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Ngày Tết Dương lịch được xem như dịp để nghỉ ngơi. Ngày lễ này thường có pháo hoa vào lúc 0h00 ngày 1/1. Đồng thời, người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ học, nghỉ làm để mừng năm mới.

Tết Nguyên đán (1/1 Âm lịch) – Ngày lễ tết lớn trong năm

Tết Nguyên đán là ngày lễ truyền thống quan trọng của người dân Việt Nam. Đây là dịp để giao đình quây quần sum họp cùng nhau đón một các Tết ấm cúng. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.

Trong những ngày Tết, mọi người thường thăm nhà để chúc Tết và lì xì cho trẻ nhỏ.

Tết Nguyên tiêu (15/1 Âm lịch)

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Ở Việt Nam, tết Nguyên tiêu hay còn gọi là Lễ thượng tiên, là một dịp quan trọng không kém Tết nguyên đán.

Vào những ngày này, tùy theo phong tục tập quán và điều kiện gia đình, mỗi gia đình đều có một mâm cúng rằm cầu bình an, may mắn và tài lộc.

Lễ tình nhân – Valentine (14/2)

Ngày Valentine bắt nguồn từ phương Bắc Mỹ và châu Âu, sau đó lan rộng và trở thành ngày thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa. Đây là dịp để “nam thanh, nữ tú” bày tỏ tình yêu của mình đối với đối phương. Valentine đặc trung với hai món quà: socola và hoa hồng.

Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của ngày lễ tình yêu 14/2, giả thuyết mà nhiều người chấp nhận nhất là:

Valentine là một linh mục dưới thời Hoàng đế La Mã Claudius II.

Lúc bấy giờ là thế kỷ thứ III, Đế quốc La Mã phải tham gia nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và không được dân ủng hộ. Do gặp phải khó khăn khi kêu gọi các chàng trai trẻ gia nhập vào quân đội, Claudius II cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của họ. Do đó, Claudius II ra lệnh cấm tổ chức các đám cưới hoặc lễ đính hôn để tập trung cho các cuộc chiến.

Linh mục Valentine ở thành La Mã, cùng Thánh Marius đã chống lại sắc lệnh của vị hoàng đế hùng mạnh và tiếp tục cử hành lễ cưới cho các đôi vợ chồng trẻ trong bí mật. Khi bị phát hiện, linh mục Valentine đã bị bắt và kết án tử hình.

Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2)

Ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ y tế và ngày 27/2 trở thành Ngày Thầy thuốc Việt Nam.

Đây là dịp để thể hiện niềm kính trọng biết ơn đối với những hi sinh của các y – bác sĩ. Ngày này cũng là thời điểm nhắc nhớ về trách nhiệm của người hành y trong công tác khám chữa bệnh của mình.

Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3)

Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 hằng năm.

Ngày 8/3 là chủ yếu được biết đến là một trong các ngày lễ trong năm để thế giới dành tôn vinh phái đẹp. Vào ngày này, nhiều cơ quan, đoàn thể, công sở sẽ tổ chức các chương trình kỷ niệm. Còn nam giới sẽ gửi đến những người phụ nữ họ yêu những món quà ý nghĩa.

Tại Việt Nam, ngày 8/3 còn là ngày để tưởng nhớ ông lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị). Niềm tự hào dân tộc cùng ý chí vươn lên của phụ nữ phần lớn cũng nhờ vào cuộc khởi nghĩa năm đó.

Giỗ Tổ Hùng Vương (Mồng 10 tháng 3 Âm lịch)

Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ truyền thống của Người Việt. Đây là một trong các ngày lễ lớn trong năm nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng Vương.

Là một ngày lễ lớn của dân tộc, vì vậy người lao động, học sinh – sinh viên đều được nghỉ.

Dịp giỗ tổ Hùng Vương (10/03 Âm lịch) năm nay rơi vào ngày thứ Tư, 21/04/2021 Dương lịch.

Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3)

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam dưới Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

Tết Hàn thực (3/3 Âm lịch)

Tục lệ này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo nghĩa chữ Hán “Hàn” là lạnh, “thực” là ăn, “Tết Hàn thực” là tết ăn đồ lạnh.

Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang bản sắc Việt riêng. Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Khác với Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay vào tháng 3.

Ngày cá tháng Tư (1/4 Dương lịch)

Ngày cá tháng Tư bắt nguồn từ Phát, sau đó lan rộng ra các nước lân cận và toàn thế giới. Đây là ngày để đem lại tiếng cười sảng khoái cho nhau thông qua những lời nói dối, đùa vui hay những trò chơi khăm lém lỉnh.

Giới trẻ Việt Nam còn truyền tay nhau những lợi ích không ngờ của ngày cá tháng tư: Ngày quốc tế tỏ tình.

Ngày Giải phóng miền Nam – Thống nhất đất nước (30/4)

30/4 là ngày lễ trọng đại trong năm tại Việt Nam. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Đây là sự kiện đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Việt Nam và bắt đầu thời kỳ chuyển tiếp chính thức thống nhất Việt Nam thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc tế lao động (1/5) – Ngày lễ lớn trên thế giới

Ngày Quốc tế Lao động hay ngày 1 tháng 5 là ngày lễ kỷ niệm của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động vào ngày 1 tháng 5 hằng năm, tại nhiều nước trên thế giới, thường có các cuộc biểu tình trên đường phố của hàng triệu người lao động và các tổ chức công đoàn của họ.

Tại Việt Nam, kết hợp với ngày 30/4 trở thành ngày đại lễ cho toàn dân. Vào dịp này, các doanh nghiệp tổ chức nên gửi đến đối tác, khách hàng hay nhân viên những món quà như lời tri ân.

Đại lễ Phật Đản (15/4 ÂL)

Lễ Phật đản sinh là từ tôn kính nói về lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, Giáo chủ của đạo Phật. Theo lịch sử Phật giáo, Đức Phật lúc nhỏ là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh ra tại vườn Lâm Tì Ni vào ngày trăng tròn tháng Vesak (tháng tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ cổ), năm 624 trước Công nguyên.

Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Đại lễ trang trọng để dâng hương tưởng nhớ, tôn kính Đức Phật. Lễ tắm Phật Thích Ca sơ sinh với sự cầu mong thân thể và tâm hồn trong sạch khi được dòng nước thơm và trong lành gột rửa.

Tết Đoan ngọ (5/5 ÂL)

Tết Đoan ngọ hay còn gọi là Tết đoan dương, là một trong những dịp lễ lớn và quan trọng của người dân Việt Nam. Tết diễn ra vào thời điểm giữa năm, là giai đoạn bà con nông dân làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ.

Ngoài ra, một cái tên khác của tết Đoan ngọ là tết diệt sâu bọ. Các tên này bắt nguồn từ một truyền thuyết dân gian về ông Đôi Truân chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đàn lũ té ngã rồi đi mất.

Theo đó, mâm cúng ngày Tết đoan ngọ ra đời. Theo truyền thống, mâm lễ vật cúng Tết Đoan ngọ bao gồm: hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại hoa quả bánh trái có vị chua, cay, nóng.

Lễ Thất tịch (7/7 ÂL)

Ngày lễ thất tịch được xem là ngày lễ tình nhân của phương Đông. Mỗi nước có văn hóa đón Thất tịch khác nhau.

Tại Việt Nam gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” – cách gọi Ngưu Lang và Chức Nữ. Trong ngày lễ Thất Tịch trời thường có mưa ngâu. Tương truyền đó cũng chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi được gặp nhau.

Điều đặc biệt với ngày lễ Thất Tịch tại Việt Nam đó là vào thời vua vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Theo những ghi chép lịch sử để lại, lúc này nhà vua ở độ tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con để truyền ngôi vị, nên đã vào một ngôi chùa để cầu tự vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch và nhờ đó sinh ra Thái tử Càn Đức. Vì vậy, vào ngày này hàng năm, một lễ hội đã được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu tình duyên, gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống.

Lễ Vu lan (15/7 ÂL)

Lễ Vu lan là một trong những đại lễ của đạo Phật. Ngày lễ Vu Lan ra đời theo sự tích Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Qua nhiều năm, lễ Vu lan trở thành một ngày lễ lớn trong năm – ngày lễ báo hiếu của người dân Việt Nam.

Lễ hội Katê (1/7 Lịch Chăm)

Lễ hội Katê là Tết đoàn tụ của đồng bào người Chăm. Người dân tập trung tại các đền tháp cổ kính, thưởng thức các điệu múa nhạc dân gian trong kho tàng âm nhạc của người Chăm. Mọi người nghỉ ngơi và tràn ngập niềm vui, đi thăm viếng chúc tụng lẫn nhau.

Lễ hội được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội. Trong đó, lễ Katê ở đền tháp là quan trọng nhất gồm các bước như sau: Lễ rước y phục – Lễ mở cửa tháp – Lễ mộc dục (lễ tắm tượng thần Siva và tượng vua trong tháp) – Lễ mặc y phục – Đại lễ – Hội.

Tết Trung thu (Rằm Tháng 8 ÂL)

Tết Trung thu ở Việt Nam bắt nguồn từ điển tích: vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, dân chúng được ấm no, hạnh phúc.

Ngoài ra, Tết Trung thu thường được biết đến với một tên gọi phổ biến là Tết Thiếu nhi. Vào ngày này, các em sẽ được nhận những món quà xinh xắn, được xem múa Lân, được cùng các bạn rước đèn lồng và được phá cỗ.

Tết Trùng cửu (9/9 ÂL)

Tết Trùng Cửu hay còn gọi là Tết Trùng Dương vào ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch hàng năm. Cũng như nhiều ngày lễ, tết khác ở Việt Nam, ngày Tết Trùng Cửu được bắt nguồn từ Trung Quốc rồi du nhập vào nước ta.

Tết Trùng Cửu ngụ ý sinh mệnh dài lâu, khoẻ mạnh là ngày tết tượng trưng cho sự trường thọ trong cuộc sống.

Tết Trùng thập (10/10 ÂL)

Tết Trùng Thập hay Tết Song thập là ngày Tết thầy thuốc, Tết cơm mới, Tết Thường Tân được tổ chức vào ngày 10/10 Âm lịch hàng năm. Trong Phật giáo, Tết Trùng Thập được gọi là Tết Hạ Nguyên.

Ở một số nơi, Tết Trùng Thập được tổ chức vào ngày rằm Tháng Mười hay ngày 31 tháng 10.

Trong Đông y, ngày 10 tháng 10 Âm lịch là Tết thầy thuốc bởi thời điểm này là khoảng thời gian chuyển giao mùa rõ rệt, có thời tiết thuận lợi và thích hợp cho các cây thuốc quý sinh trưởng, có thể tích tụ được khí Âm Dương, hội tụ được sắc tứ thời nên có chất lượng cao.

Vào ngày Tết Trùng Thập, các nhà có truyền thống Đông Y lâu đời sẽ làm cơm, cỗ linh đình để mời anh em, bạn bè, khách hàng lâu năm tới dự.

Ông táo về trời (23/12 ÂL)

Cúng tiễn đưa ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của bao thế hệ người Việt. Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Thông thường lễ vật cúng ông Táo gồm:

Mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà: Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn.

Các đồ cúng khác: Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.

Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5)

Chiến thắng lịch sử ngày 07/5/1954 của Quân đội và Nhân dân Việt Nam đã đập tan âm mưu của thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ.

Chiến thắng chấm dứt cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ kéo dài 9 năm (1945 – 1954) của Quân đội và Nhân dân Việt Nam. Đồng thời công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương trong đó có Việt Nam.

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.

Ngày của mẹ (9/5)

Ngày của mẹ đang dần trở thành một trong các ngày lễ trong năm quan trọng. Nhiều nơi trên thế giới quy ước ngày của Mẹ vào chủ nhật thứ 2 của tháng 5.

Ngày của Mẹ là một dịp để bạn thể hiện tình cảm với đấng sinh thành. Trong những ngày này, những người con thường gửi đến mẹ những món quà, những lời chúc ngọt ngào hay đơn giản là làm việc nhà phụ mẹ.

Ngày của mẹ trong 5 năm đến:

09/05/2021

08/05/2022

14/05/2023

12/05/2024

11/05/2025

Ngày Lễ Năm 2021

Ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6)

Ngày Quốc tế Thiếu nhi hay còn được gọi là “ngày đấu tranh cho tương lai hạnh phúc và yên bình cho tất cả các trẻ em” được tổ chức đầu tiên được tổ chức vào ngày 1 tháng 6 năm 1950 và sau đó lan rộng ở nhiều quốc gia theo xã hội chủ nghĩa.

Ở Việt Nam, ngày quốc tế thiếu nhi cũng được xem là Tết thiếu nhi. Đây là dịp để trẻ được vui chơi, nhận những món quà ý nghĩa từ người thân.

Ngày của cha (Chủ Nhật thứ ba của tháng 6)

Ngày của cha là một trong những ngày lễ quan trọng trên thế giới hiện nay. Ngày này không có ngày tổ chức cố định mà sẽ rơi vào ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6. Do đó, ngày của cha trong năm 2021 này sẽ được xác định là ngày chủ nhật 20/6.

Vào ngày này, những người cha sẽ nhận được nhiều lời chúc, quà tặng từ con cái. Đây là dịp tốt nhất để con cái bày tỏ tình cảm, sự hiếu thuận của mình tới người cha thân yêu của mình.

Ngày báo chí Việt Nam (21/06) – Ngày lễ lớn của ngành báo

21/6 là ngày kỉ niệm ra đời của báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập.

Ngày nay, ngày báo chí Việt Nam 21/6 là dịp để tri ân các nhà báo đã cống hiến trí tuệ, sự nhiệt thành cho những bài báo hay sự kiện nóng hổi, chân thật.

Ngày gia đình Việt Nam (28/6)

Đây là một trong các ngày lễ lớn trong năm nhằm tôn vinh gia đình Việt Nam. Ngày gia đình Việt Nam là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng một gia đình hạnh phúc.

Ngày dân số thế giới (11/7)

Ngày Dân số Thế giới là sự kiện thường niên diễn ra vào ngày 11 tháng 7 hàng năm, được lấy cảm hứng từ Ngày thế giới 5 tỉ người vào năm 1987.

Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức của toàn thế giới về các vấn đề dân số toàn cầu.

Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7)

Ngày 27/7 được đặt là ngày thương binh liệt sĩ để tưởng nhớ những hy sinh anh dũng của cha ông trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm. Để có được nền hòa bình hôm nay, biết bao nhiêu máu xương đã đổ ra.

Vì vậy, đây là dịp để Đảng, Nhà nước và toàn dân phát huy tinh thần dân tộc, thể hiện niềm thành kinh tri ân đến các gia đình có công cách mạng.

Ngày thành lập công đoàn Việt Nam (28/7)

28/7/1929 đánh dấu mốc cho sự trưởng thành của phong trào công nhân Việt Nam, tổ chức Công đoàn Việt Nam ra đời.

Tổ chức công đoàn ra đời với nhiệm vụ:

Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và lao động.

Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế.

Giáo dục, động viên công nhân, viên chức và người lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Ngày tổng khởi nghĩa (Cách mạng tháng 8 thành công) – 19/8

Ngày 19/8/1945 đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi – Cách mạng Tháng Tám thành công. Từ đây, nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Ngày Quốc Khánh 2/9

Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày lễ chính thức của Việt Nam, diễn ra vào ngày 2 tháng 9 hằng năm. 2/9 là ngày kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (10/9)

Ngày 10/9/1955, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất họp tại Hà Nội đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Từ khi ra đời, Mặt trận đã làm một phần chức năng của chính quyền dân chủ Nhân dân. Mặt trận giữ vai trò trụ cột và làm hậu thuẫn cho chính quyền cách mạng sau khi Chính phủ ra đời.

Ngày quốc tế người cao tuổi (1/10)

Ngày quốc tế người cao tuổi đầu tiên diễn ra vào năm 1991. Liên Hợp Quốc kêu gọi, cổ động sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi từ các nước thành viên.

Trong 30 năm qua (1991-2021), Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với người cao tuổi, khẳng định vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày giải phóng thủ đô (10/10) – Ngày lễ Việt Nam

Ngày 10-10-1954 đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

Ngày doanh nhân Việt Nam (13/10)

13/10 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương Việt Nam ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Với một ý nghĩa lịch sử như vậy, ngày 20/9/2004 Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg về Ngày Doanh nhân Việt Nam. Từ đó, hằng năm lấy ngày 13 tháng 10 là “Ngày doanh nhân Việt Nam”.

Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10)

Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập. ĐCS Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20/10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này.

Vào ngày này, cánh đàn ông thường thể hiện tình cảm yêu thương đến các chị em phụ nữ bằng việc tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng

Ngày Hallowen (31/10)

Halloween hay còn gọi là lễ hội hóa trang diễn ra vào ngày cuối cùng của tháng 10 hàng năm. Tại Việt Nam hiện cũng có nhiều người hưởng ứng lễ hội này.

Các hoạt động phổ biến trong lễ hội Halloween là trick-or-treat, dự tiệc hóa trang, đốt lửa, khắc bí ngô, các trò đùa, xem phim hoặc kể chuyện kinh dị.

Ngày pháp luật Việt Nam (9/11)

Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Hằng năm, nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật được diễn ra.

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)

Với một dân tộc có truyền thống “Tôn sư trọng đạo” thì ngày Hiến chương nhà giáo luôn được khắc sâu. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo.

Ngày nhà giáo Việt Nam là một trong các ngày lễ trong năm được hưởng ứng khắp mọi miền tổ quốc. Là dịp mà bao thế hệ học sinh, sinh viên quay trở về trường để tri ân những người lái đò thầm lặng.

Ngày thành lập Hội chữ thập đỏ Việt Nam (23/11)

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội của quần chúng. Với 75 năm (23/11/1946 – 23/11/2020) xây dựng và phát triển, Hội đã để lại những tác động tích cực cho xã hội.

Ngày thế giới phòng chống AIDS (1/12)

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day) được cử hành vào ngày 1 tháng 12 hàng năm.

Ngày Thế giới phòng chống AIDS nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS.

Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12)

Ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 là dấu mốc trọng đại mang tính lịch sử của dân tộc. Sự kiện đã góp phần khẳng định đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong trận chiến với thực dân Pháp.

Thắng lợi của toàn quốc kháng chiến là thắng lợi đầu tiên trong cuộc trường chinh 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975).

Ngày lễ Giáng sinh (24 – 25/12)

Lễ Giáng sinh ( Noel, Christmas) hay còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời

Noel là một trong các ngày lễ trong năm được mong chờ nhất. Lễ Giáng sinh bắt đầu từ đêm 24 và các hoạt động thường sôi nổi nhất vào ngày 25.

Trong dịp lễ giáng sinh, không chỉ có đạo Thiên chúa mà hầu như tất cả mọi người dù ở các giai tầng hay tôn giáo khác nhau cũng đều gửi đến nhau lời chúc “Merry Christmas”.

Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12)

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Tóm lại thì trên đây là tổng hợp chia sẻ các ngày lễ trong năm của nước ta một cách đầy đủ và chính xác. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể dễ dàng nhớ lại cũng như không bỏ lỡ bất kỳ ngày lễ quan trọng nào trong năm.