15 lời Phật dạy cho cuộc sống luôn an nhiên

Chúng ta thường nghe nói đến cuộc sống an nhiên hay một đời an nhiên nhưng không phải ai cũng hiểu an nhiên nghĩa là gì?

Nguồn gốc của An nhiên xuất phát từ Phật giáo. Theo đó, tâm cần phãi tĩnh giữa dòng đời, luôn giữ được trạng thái không muộn phiền, vô ưu, vô lo. Có như vậy mới có thể tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn và bình yên trong cuộc sống.

An nhiên cũng có nghĩa là buông bỏ, mong tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, là 1 dạng tu dưỡng tâm hồn. Cuộc sống con người ta khổ sở vì những gì muôn nắm giữ, muốn sở hữu. Chi bằng hãy buông bỏ tất cả để trở về với 1 cuộc sống an nhiên tự tại, vô ưu, vô nghĩ…

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC ONLINE

Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Đỉnh Cao Cuộc Đời...

(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

An ở đây ý nói đến sự an bình trong cả tâm hồn và thể xác, nhiên có nghĩa là tự nhiên, thiên nhiên. Cuộc sống an nhiên đi tìm sự bình an trong tâm hồn khiến cho nó luôn luôn thư thái, không muộn phiền toan tính. Mọi việc diễn ra theo tự nhiên, chuyện gì đến cũng sẽ đến, không mưu cầu vật chất, danh lợi mà chỉ cầu mong một đời an nhiên, cuộc sống yên bình, luôn luôn vui vẻ.

15-loi-phat-day-de-cuoc-song-an-nhien

15 lời Phật dạy để cuộc sống luôn an nhiên bạn nhé

1. Bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc đời bạn đều là những điều nên xảy ra.

2. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.

3. Nếu một người cứ mải mê suy tính ganh đua với người này người kia thì sẽ “triệt tiêu” sự khoái hoạt của cuộc đời. Ganh đua không chỉ đánh mất đi sự vui vẻ mà còn làm mất đi vận may của một đời người.

4. ‘Có sinh ắt có diệt, có hợp ắt có tan, có thịnh ắt có suy.’ Khi bạn vui, hãy hiểu rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, hãy nhớ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn. Vạn pháp thế gian vốn vô thường.

5. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí tuệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.

6. Hạnh phúc không phải là vơ vào cho mình thật nhiều mà ngược lại, bạn nên ban tặng, san sẻ những gì mình có cho người khác. Đó mới là hạnh phúc. Bản thân hạnh phúc tất vận mệnh sẽ tươi đẹp.

7. Tất cả mọi chuyện trên đời đều bắt đầu vào đúng thời điểm nó cần đến, không sớm hơn, cũng chẳng muộn hơn. 

8. Người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm còn viên mãn hay không phải tùy duyên.

9. Người giàu có không phải là người có nhiều mà là người cho nhiều.

10. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

11. Vạn pháp duy tâm tạo. Con người là kết quả của những gì mình nghĩ. Nếu một người nói và làm với tâm trong sáng thanh tịnh, hạnh phúc sẽ luôn đi theo anh ta như hình với bóng.

12. Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng bởi một ngọn nến và cuộc đời của ngọn nến ấy không hề bị tàn lụi. Hạnh phúc không bao giờ cạn đi khi ta biết sẻ chia.

13. Giá trị của một con người không phải là khi họ đang ở vị trí thuận lợi mà là khi họ đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn và đau khổ nhất.

14. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

15. Người có trí tuệ hãy thổi bay những cấu uế của bản thân mình, như một người thợ rèn thổi sạch những cặn bã của chất bạc, từng tí một, từng cái một, và từng lúc một.

“Cuộc sống này ngắn ngủi lắm, hãy sống vui vẻ, đừng lãng phí, đừng để những lỗi no cơm áo gạo tiền ảnh hưởng đến tâm hồn của bạn. Hãy giữ cho tâm thái bạn tĩnh lặng, không muộn phiền và luôn lạc quan, vui vẻ để tận hưởng những giây phút đáng quý của cuộc đời”.

Khi ấy, bạn mới có thể cảm nhận được sự bình yên và ý nghĩa trong từng giây phút sống ở trên đời. Mọi thứ chỉ là phù du, sống an nhiên, hạnh phúc mới là hành trình và đích đến.